Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Giáo viên sinh học cứu hộ kịp thời Voọc quý
(13:07:10 PM 20/03/2013)Mẹ con Voọc chà vá chân xám (ảnh: VQG Cát Tiên)
Theo Anh Việt, vào khoảng 17h ngày 14/03/2013 một người dân Xê Đăng đã mang mẹ con Voọc này đến quán và hỏi anh có mua khỉ không. Anh Việt là giáo viên dạy môn sinh học lại rất quan tâm đến bảo vệ các loài động vật hoang dã nên nhận ra ngay đây là loài Voọc quý nằm trong Sách đỏ Việt
Tâm sự với chúng tôi, anh Việt nói vì quá thương 2 mẹ con loài Voọc này nên nghĩ ngay đến việc cứu hộ. Tuy nhiên, không biết phải tạm thời nuôi nhốt và cho ăn như thế nào trong thời gian chờ đợi giao nộp cho cơ quan chức năng. Cũng may gián tiếp từ đường dây nóng của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) anh đã được tư vấn bởi các chuyên gia từ Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng quý hiếm VQG Cúc Phương về các biện pháp sơ cứu ban đầu cũng như thủ tục bàn giao cho cơ quan chức năng.
Khi anh Việt đang tạm nuôi hai mẹ con loài Voọc chà vá chân xám này đã có nhiều người đến hỏi mua, thậm chí có người điện thoại hỏi mua với giá 20 triệu. Họ tìm mọi cách nói với anh để anh bán nhưng anh trả lời “Tôi sống bằng lương của nghề giáo viên chứ không phải từ việc buôn bán động vật hoang dã”.
Anh Việt đang chăm sóc Voọc con
Sau khi hoàn thành việc bàn giao lại mẹ con cá thể Voọc chà vá chân xám này cho cơ quan chức năng (Cán bộ trung tâm cứu hộ, kiểm lâm và Công an). Anh Việt rất vui mừng vì mình đã làm được một việc có ý nghĩa. Tuy nhiên, anh cũng thấy chạnh lòng vì người dân xung quanh không mấy ai hiểu được hành động tốt của anh. Mấy ngày nay những người gặp anh đều nhìn anh với ánh mắt rất lạ - ánh mắt nhìn một kẻ phạm tội. Người dân thấy việc cán bộ kiểm lâm xuống nhà, việc anh Việt ra Hạt kiểm lâm và Ủy ban xã viết những tờ khai để hoàn thiện bộ hồ sơ cứu hộ mà cho rằng như vậy là anh Việt bị bắt. Thậm chí mọi người phao tin đồn anh đã phải bỏ ra khoảng 10 đến 20 triệu cho Kiểm lâm để được thả về nhà, không truy cứu trách nhiệm.
Tâm sự với chúng tôi, anh Việt tỏ ra rất buồn vì người dân ở đây không hiểu về hành động tốt của anh. Anh còn buồn hơn khi một số cán bộ địa phương còn nói rằng “Không ăn thịt đi cho xong, để giờ thêm vất vả”. Nếu như thế này sau này không ai dám cứu động vật nửa – anh Việt cho biết thêm.
Để nâng cao thêm hiểu biết cho người dân về việc bảo vệ động vật hoang dã, anh Việt đã có ý tưởng tổ chức tuyên truyền cho mọi người biết về loài Voọc chà vá chân xám này bằng các tài liệu như phim, sách, tờ rơi và đặc biệt anh sẽ tổ chức buổi nói chuyện về chủ đề bảo vệ loài voọc này trong buổi ngoại khóa cho học sinh trường PTDT Bán trú THCS Măng Bút vào cuối tháng 3 này giúp các em học sinh và giáo viên trong nhà trường chung tay bảo tồn loài voọc quý hiếm của Việt Nam.
Cần nhân rộng hành động tốt
Loài Voọc chà vá chân xám thuộc nhóm IB (theo danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP). Sách đỏ Việt Nam 2007 và sách đỏ thế giới 2012 (IUCN) đều xếp vào loài cực kỳ nguy cấp (CR). Đây là loài đặc hữu của Việt Nam và hiện nay số lượng còn lại trong tự nhiên dưới 1.000 cá thể. Chúng chỉ phân bố trong các khu rừng của 05 tỉnh Miền Trung: Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Quảng Ngãi,Quảng
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)