Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Duyên tình xúc động: Chàng rể đến từ phương xa
(08:23:27 AM 01/12/2014)Tín thương yêu, chăm sóc Thảo - Ảnh: T.Q.N
Họ là đôi vợ chồng trẻ Đinh Trung Tín và Nguyễn Thị Phương Thảo, cả hai cùng tuổi 28. Tín quê Hoài Nhơn, Bình Định còn Thảo ở H.Bố Trạch, Quảng Bình. Hiện nay họ đang rất hạnh phúc trong ngôi nhà nhỏ tình nghĩa tại xã Đại Trạch, H.Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Tật nhưng không phế
Thảo là cô gái tật nguyền bẩm sinh, chân teo tóp, không cử động được và tay phải cũng bị tật, không xoay trở được. “Thảo xe lăn”, cái tên gắn với số phận của cô từ nhỏ cho đến bây giờ. Tật nhưng không phế; ngược lại, thành tích cá nhân của Thảo khiến nhiều người ngạc nhiên.
Thảo bảo vì bị tật nên cô không được đi học mầm non rồi lớp 1 như bao đứa trẻ khác. Thảo buồn lắm. Nhà có em gái thua Thảo 1 tuổi. Thời đó, em đi học, về nhà e a tập đọc thì chị nghe theo, tập theo nên rồi cũng biết đọc biết viết. Thương con, ba Thảo chở thẳng lên gặp hiệu trưởng. Và cô bé tật nguyền này cuối cùng đã thuyết phục được hiệu trưởng nhận vào học. Cô nhảy thẳng luôn vào lớp 2 và sau đó còn được chuyển qua lớp chọn.
Tốt nghiệp THPT, Thảo cũng làm hồ sơ với hy vọng được ngồi lên ghế giảng đường đại học. Thảo khai nhận thật thà hoàn cảnh bản thân trong hồ sơ nên không được các trường chấp nhận. Nhưng con đường đi tới của cô gái giàu nghị lực này không dừng bước ở đó. Thảo tìm ra Hà Nội học nghề ở Trung tâm dạy nghề Nhân đạo mỹ nghệ kim hoàn. Tại đây, cô cũng nhanh chóng thuyết phục các thầy cô bằng khả năng của mình nên sau khi học xong đã được giữ lại, vừa làm nghề cô vừa tham gia giảng dạy.
Câu chuyện và hình ảnh cảm động về Thảo chẳng bao lâu sau đó đã xuất hiện trên mặt báo và “lọt vào mắt xanh” của anh lính nghĩa vụ quân sự công tác tận Quy Nhơn.
Nhân duyên chồng vợ
Như nhiều người khác, Tín bắt đầu gửi những lá thư làm quen, chia sẻ và động viên cô gái tật nguyền đã vượt lên nghịch cảnh bằng nghị lực phi thường. Thời điểm đó là khoảng tháng 7.2006, những lời lẽ chân tình từ các cánh thư đã giúp anh lính nghĩa vụ tên Tín gieo ấn tượng đẹp trong cô gái cùng tuổi mình ở tận Hà Nội. Ra quân, Tín làm tài xế chạy xe đường dài bắc - nam và có cơ hội gặp Thảo ở Hà Nội vào đầu năm 2010. Cả hai đều có cảm tình, thích nhau ngay từ lần gặp đầu tiên ấy.
Thế nhưng sự dè dặt, mặc cảm đã khiến Thảo cắt liên lạc với Tín một thời gian. Thảo bảo, để xem tình cảm thật hay giả. Có nhiều người làm quen nhưng Thảo luôn lo lắng bởi cứ sợ tình cảm không thật, có khi họ lừa mình. Về phía Tín, mặc dù không liên lạc trực tiếp với Thảo nhưng cậu vẫn âm thầm dõi theo Thảo qua học trò của cô. “Với người khác, có thể khi có biến cố nào đó thì họ sẽ thay đổi nhưng với anh Tín thì không, mặc dù có người này người kia lời ra tiếng vào”, Thảo nói về chồng mình.
Cảm mến và tin tưởng nhau, 2 người quyết định đưa nhau về Quảng Bình, đến đầu năm 2011 thì tổ chức đám cưới. Ban đầu, ba của Tín cũng phản đối nhưng giờ đã hiểu, chấp nhận. Ông chỉ hụt hẫng vì Tín là con trai trưởng. Ba Tín đã ra Quảng Bình 2 lần, đó là khi cưới và khi vợ chồng Tín làm nhà. Còn mẹ của Tín đến giờ vẫn một mực phản đối nhưng Tín luôn thông cảm và hiểu mẹ.
Làm rể ở Quảng Bình, Tín gặp khó khăn về phong tục tập quán, về ngôn ngữ, hơn nửa năm 2 vợ chồng chỉ ở nhà. Sau đó, 2 vợ chồng ngồi trên xe ba bánh chạy chỗ này chỗ nọ xin việc nhưng không đâu nhận Tín; đến ông chủ lò gạch thì ông nói chú người lạ, tui không biết nên không cho làm được. Sau đó cũng có người cho Tín chạy xe, tiền kiếm được bao nhiêu dành cho Thảo chữa bệnh bấy nhiêu. Không nản chí trước gian khó, 2 vợ chồng nghĩ cách buôn bán kiếm thêm tiền. Họ buôn trứng vịt, gà, dừa, bánh tráng từ trong Bình Định về bán nhưng cũng không thành công vì không có kinh nghiệm. Rồi họ đi bán đồ chơi trẻ con, cứ gần đến giờ tan học là vợ chồng chở nhau chạy đến các trường học để bán. Chỗ nào có đá bóng, 2 vợ chồng cũng nấu nước chở đến trải bạt ra đường ngồi bán.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi bị ngắt giữa chừng vì Tín có người gọi chạy xe. Ra ngoài sân rồi, Tín vẫn nhìn vào với ánh mắt âu yếm vợ, Thảo ngồi trên xe lăn ở trong nhà mắt cũng long lanh. Hạnh phúc chỉ cần có thế!
Đó là mái ấm cho mình
Hiện Tín đã có công viện ổn định hơn là chạy xe cho người nhà bà con của Thảo, tháng được 4,5 triệu đồng. Niềm vui nhân đôi khi Thảo đang mang thai con trai và chuẩn bị sinh. Lúc này, Tín càng yêu Thảo hơn, cảm thấy trách nhiệm làm chồng, làm cha lớn lao hơn bao giờ hết. Lúc làm nhà, Tín nghiên cứu thiết kế nhà khác thường để tiện cho Thảo lăn xe đi lại trong nhà và có thể tự làm được một số việc như xây kệ rửa cao hơn, làm bếp thấp xuống để Thảo vẫn nấu ăn được.
Nói về tình yêu đối với Thảo, Tín bảo: “Mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi quan điểm khác nhau, với bản thân em thì em chỉ nghĩ cần một mái nhà để mình về, đó là mái ấm cho mình, chỉ có bấy nhiêu thôi. Không cần vợ phải bươn chải, phải tài giỏi, xinh đẹp, vì những cái đó có thể làm ra được và cũng có thể mất đi được, chỉ còn lại tình cảm. Như em đây làm tài xế nhiều năm rồi, ra ngoài đời rất nhiều áp lực nên khi về nhà muốn bình yên cho mình, muốn thảnh thơi”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)