Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
"Dị nhân" quanh năm sống với âm hồn
(22:34:42 PM 04/01/2012)Ông Nguyễn Bừa trên đèo Hải Vân |
Chọn đèo cao làm nhà
Người cán bộ biên phòng dưới chân đèo chỉ dẫn: “Từ chân đèo lên đỉnh có duy nhất một mái che bên đường, đó là nơi ông Bừa túc trực hàng ngày mỗi khi ai cần giúp đỡ”.
Vượt 2/3 đèo, ai cũng có thể nhìn thấy một mái che bạt xanh đơn độc giữa những tầng đường lên đèo uốn lượn theo sườn núi. Một ông lão đang tỉ mỉ “bê tông hóa” chiếc am thờ bằng tôn vì lo lắng: “Mùa mưa bão sắp đến rồi, lúc đó không thể che bạt được, gió mưa dữ lắm, ướt át thế tội nghiệp “người ta””.
Bàn tay thoăn thoắt, cẩn thận trau chuốt từng nhát bay (dụng cụ thợ xây - PV), thi thoảng ông lại ngoái cổ nhìn về phía cánh rừng lo sợ những cơn mưa chiều sẽ trở ngại công việc. Chỉ đến khi cơn gió lạnh thổi đến, mưa lộp độp trên mái bạt ông mới chịu dừng tay tiếp chuyện khách. “Hết thuốc rồi, xin cô ông, cô bà điếu thuốc hút tạm”, ông lão vái ba vái, lấy đĩa thuốc trên miếu thờ rồi kể câu chuyện đời mình.
Lão kể rằng, hàng ngày từ 4h sáng đã rong ruổi xe dọc đèo để quét dọn những am thờ hai bên vỉa hè mà ngay bản thân mình cũng chưa một lần nhẩm đếm số lượng bao nhiêu. “Tui chỉ biết chạy xe dọc đường quét dọn am thờ, có để ý bao nhiêu cái làm gì nhưng ít nhất khoảng 200m phải dừng xe một lần”.
Cả đèo Hải Vân dài ngót nghét 20km, làm phép tính nhân đơn giản thì số am thờ ông Bừa quét dọn mỗi ngày lên đến cả trăm chiếc. Chỉ lên đền thờ nhỏ, ông giới thiệu “ngôi nhà thứ hai” của mình: “Ngày xưa chưa có đường hầm Hải Vân, đường sá chật hẹp, đường dốc, cua ngoặt nên tai nạn giao thông như chuyện cơm bữa, người tử nạn nhiều lắm.
Mãi đến năm 1999 mới có một phụ nữ bỏ tiền túi xây dựng ngôi miếu này làm nơi thờ cúng những vong linh lang thang”. Bây giờ đường đèo đã rộng thoáng, lượng khách ít hơn nhưng kí ức buồn năm xưa vẫn còn đó những am thờ sững sững thầm nhắc người đi đường phải lưu tâm.
Không chỉ quét dọn các miếu thờ đều đặn, thỉnh thoảng chắt góp được ít tiền khách qua đèo cúng dường, ông lại mua nhang trầm, xi măng rồi tự tay xây mới những chiếc am mới với niềm tin sưởi ấm linh hồn người tử nạn. Dừng chân tại chiếc miếu nơi ông đang trú ngụ, lúc nào cũng nghe tiếng kinh phật ấm cúng nghĩa tình.
Ông bảo rằng có người bạn tặng chiếc đài băng nên đem luôn lên núi nghe kinh cho thanh thản, cầu nguyện cho người vượt đèo thượng lộ bình an. Hôm tôi ghé đỉnh Hải Vân nhằm ngày đầu tháng, như thường lệ ông Bừa bày cơm, hoa quả lên các am thờ trang nghiêm làm lễ giỗ chung.
Mối duyên tình với Hải Vân Quan
Khi được hỏi tại sao lại gắn bó với đèo Hải Vân, lão Bừa đắn đo mãi mới chịu thuật lại quá khứ không mấy sáng sủa. Theo như lời kể, lão đã có hơn 20 năm cuộc đời chia đều cho núi rừng, biển cả: “Từ năm 1988 tui chuyên đi trầm, tìm vàng trong rừng sâu, có khi nữa năm mới về nhà một lần. Sau khi bị sốt rét phải chống gậy đi lại tui quyết bỏ nghề sau mười năm gắn bó”.
Nét mặt ưu tư, lão kể tiếp: “Chia tay núi rừng, tui sang câu mực thuê cho một công ty buôn bán hải sản ở Đà Nẵng. Được hơn 10 năm êm xuôi thì cả đoàn dính bão, trôi dạt vào tận đất Hồng Kông, nhờ Bộ Ngoại giao can thiệp, giúp đỡ mới về tới nhà. Sau lần đó tui gắng gượng thêm ba năm rồi bỏ nghề đi biển”.
Còn duyên cớ tại sao chọn đỉnh đèo làm nơi gắn bó, lão luôn tin rằng đó “tiền kiếp” và “từ ngày lên đèo mới thấy được yên ổn, sống vui vẻ”. “Ở trên này mát mẻ, không phải bon chen ồn ào nên thoải mái lắm. Những lúc rảnh rỗi tui quét dọn, tu sửa am thờ. Tui thích cuộc sống này, tui nguyện gắn bó đến khi nào chân không bước nổi mới thôi”, ông nói.
Trong chiếc bao tải dùng đựng hành liý mang theo hàng ngày, ông lão có chất giọng đặc sệt Quảng Nam đem ra một đùm gạo khoe: “Hôm nay đầu tháng tui đem gạo nấu cơm cúng cô ông, cô bà tử nạn trên đèo, gió to quá chốc nữa mới nhóm lửa”. Có lẽ chăm lo hương khói cho những am thờ dọc đường đèo là cái “nghề” mà khắp thiên hạ chỉ mỗi ông làm.
“Hiệp sĩ đường rừng”
Gắn bó với đèo Hải Vân là nơi heo hút hiểm trở, cũng đã không ít lần lão Bừa cứu mạng những người gặp nạn trên đường. Câu chuyện sáu năm trước đây là một ví dụ: “Lúc đó khoảng 3h sáng, tui đang xếp hàng ra về thì nghe tiếng “rầm” phía đầu dốc, tui chạy nhanh đến thì một thanh niên trẻ nằm xoài dưới rãnh bê bết máu toàn thân”.
Sau khi bế chàng trai lên đường, lão vẫy đón chiếc xe khách xin chuyển giúp đến bệnh viện Đà Nẵng nhưng “người ta bị nạn vậy mà chủ xe cương quyết từ chối, tui không cầm lòng nên lấy thân chặn xe, hành khách ủng hộ nên chủ xe mới chịu cho đi nhờ”.
Chàng trai ấy bây giờ ở đâu? “Sau khi điều trị tại Bệnh viện Giao thông 5, nó khỏe dần rồi người nhà vào đón về. Nó tên Chung, quê ở Nghệ An, nay đang công tác tại Đà Nẵng, thỉnh thoảng thằng Chung vẫn về nhà tui chơi, tui coi nó như con cái trong nhà. Số nó cao nên mới sống chứ nếu không ai thấy chắc khó qua khỏi”.
Hay như tháng 6/2011, trong lúc thi công tuyến đường đèo, chiếc xe múc bị lật khiến hai công nhân rơi xuống vực tử nạn. Vực sâu, đất đá phủ lớp dày nên việc tìm kiếm thi thể nạn nhân thêm phần khó khăn. Thấy vậy, lão Bừa không cần ai nhờ mà xung phong xuống vực đưa thi thể hai công nhân lên.
Lão thót người nhớ lại giây phút rùng rợn: “Không ai còn nguyên vẹn cả, chân tay bị dập nát, rơi vãi khắp nơi. Tui lấy hết bình tĩnh nhặt từng phần thi thể nạn nhân đưa về an táng cẩn thận. Cả đoàn đào bới mãi đến khuya mới xong”.
Có lẽ vì cảm phục tấm lòng nghĩa hiệp của lão mà từ đó đến nay, những giờ giải lao anh em công nhân trên đèo Hải Vân lại đến miếu hàn huyên chuyện trò cùng lão. Một điếu thuốc, gói trà hay chỉ lời chào hỏi chân tình với lão thật quý giá: “Tiền bạc quý thiệt nhưng tình người còn quý hơn. Tiền cả núi nhưng không có tình cũng bất hạnh”.
Hay như câu chuyện ông giữ chiếc xe gắn máy không tung tích hơn nửa tháng giữa đèo cách đây vài tháng. “Hôm đó chừng 4h sáng, tui chở hàng lên đèo thì phát hiện chiếc xe dựng bên lề đường, hôm sau đi về chiếc xe vẫn y chỗ cũ. Thấy lạ tui liền báo cho cả công an Đà Nẵng, công an Thừa Thiên Huế nhưng hơn nửa tháng sau mới có người đến nhận”.
Sau lần đó có người gọi ông là “Hiệp sĩ trên Hải Vân Quan” khiến ông thắc mắc và nhắn nhủ: “Tôi không dám nhận là hiệp sĩ, anh hùng gì đâu. Chỉ mong sao người đi đường được bình an, đèo Hải Vân không còn tai nạn kinh hoàng như ngày xưa là vui rồi”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.