Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Đà Nẵng: Chủ quán nhậu thả “mồi nhậu” về rừng
(13:48:50 PM 04/10/2015)
Ông Trần Văn Dũng và chú khỉ đuôi lợn nặng gần 10kg được ông giao lại cho Hạt kiểm lâm - Ảnh: Trường Trung
Chú khỉ đuôi lợn nặng gần 10kg được ông Trần Văn Dũng giao lại cho Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Đưa mắt nhìn chú khỉ đuôi lợn đang nhảy nhót trong chuồng giữ thú, ông Trần Văn Thông, hạt trưởng Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, hớn hở nói: “Tuy con khỉ này không nằm trong Sách đỏ, không phải động vật thuộc loại quý hiếm nhưng lên núi tìm không dễ thấy nó đâu.
Con này anh Dũng báo ngày 30-9, chúng tôi xuống lập biên bản bàn giao rồi mang về đây chờ ngày nó khỏe hẳn rồi cho lên núi. Việc giải cứu con khỉ này đã cho thấy được quan điểm và trách nhiệm với động vật hoang dã của anh Dũng.
Rõ ràng không nhờ bàn tay cứu giúp kịp thì có lẽ con khỉ này đã nằm trong bụng người ta rồi. Đây đã là lần thứ ba anh Dũng điện gọi chúng tôi xuống tiếp nhận thú rừng”.
Chuyện giải cứu chú khỉ đuôi lợn này diễn ra với ông Dũng rất tình cờ. Nghe mấy ông khách trong quán tính với nhau chuyện xẻ thịt khỉ nấu cao, ông liền tìm cách mua lại.
“Lúc đó tôi cũng chưa rõ con khỉ này thuộc loại nào. Sau tôi nghĩ nếu nó là voọc chà vá trên núi Sơn Trà thì coi như mình cứu được thú quý nên nói với họ “mấy ông bán cho tôi chứ giết khỉ có khi trúng loài quý hiếm là ở tù như chơi". Hôm sau mấy ổng mang con khỉ bán cho tôi với giá 1,5 triệu đồng” - ông Dũng tủm tỉm cười khi nhớ lại “thương vụ” mua khỉ.
Chú khỉ mà ông mua nặng non chục ký là khỉ đuôi lợn giống đực. Đây vốn là loài động vật hoang dã cấm nuôi nhốt nếu không được cơ quan chức năng cấp phép. Ngay trong chiều 30-9, ông điện báo cho Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn. Đơn vị này đã cử bốn cán bộ tới quán nhậu ông Dũng để ghi nhận sự việc và lập biên bản bàn giao động vật.
Quán nhậu của ông Dũng rộng chừng 3ha nằm nép mình dưới chân núi Sơn Trà, cách Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn không xa. Quán có ao cá, vườn thả gà chuyên chế biến các món nhậu gà, vịt, thỏ, ếch...
Ông Trần Văn Thông còn kể trước vụ con khỉ, ông Dũng cũng đã hai lần báo cho hạt kiểm lâm xuống tiếp nhận một con đại bàng và một con trăn nặng hơn 7kg để thả về rừng.
“Mỗi lần tiếp nhận thú từ anh Dũng, tụi tui đều mời anh cùng chính quyền địa phương và tổ chức bảo vệ động vật hoang dã lên núi để thả chúng về rừng. Qua mỗi lần như thế tôi để ý thấy anh Dũng rất có ý thức với việc bảo vệ rừng và thú rừng. Mấy lần tuyên truyền vận động bà con về ý thức bảo vệ voọc chà vá chân nâu tôi cũng nêu gương điển hình của anh ấy” - ông Thông nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)