»

Thứ tư, 30/10/2024, 02:26:29 AM (GMT+7)

Cứu trợ lũ lụt: Sao cứ là mì tôm, nước mắm?

(11:22:03 AM 14/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Hằng năm, cùng với mưa bão, lũ lụt, các đoàn cứu trợ lại lên đường mang theo quà đa phần là quần áo cũ, mì tôm, gạo, nước mắm. Việc cứu trợ đó có đúng nơi, đúng người và thiết thực? Chia sẻ của chị Huệ Thi - một người dân vùng lũ ở Quảng Nam sẽ phần nào phản ánh tính thiết thực của việc cứu trợ hiện nay.

Cứu[-]trợ[-]lũ[-]lụt:[-]Sao[-]cứ[-]là[-]mì[-]tôm,[-]nước[-]mắm?

Chia sẻ của chị Huệ Thi trên Facebook cá nhân về việc cứu trợ lũ lụt
 
Tôi sinh ra tại Đại Lộc - Quảng Nam, nơi mà hằng năm có ít nhất 1 trận bão hoặc cơn lũ. Dân quê tôi luôn ở trạng thái sẵn sàng ứng phó và chuẩn bị, đó cũng là lý do sao mà nhà cửa ở đây hầu như có gác hoặc xây kiên cố dù gia cảnh nhiều người còn khó khăn.
 
Lũ về thì mùa màng năm sau mới được phù sa bồi đắp tốt chứ không hẳn tiêu cực hoang tàn. Trời chuyển mưa dân quê đã biết dự đoán có lũ về hay không, tất nhiên lũ to nhỏ còn do thiên nhiên nhưng vẫn chủ động chuẩn bị mớ gạo mắm, đủ chống đói trong thời gian cả tuần.
 
Mỗi lần lũ quét, đài báo thiệt hại hàng tỷ, cứu trợ hàng tỷ này tỷ nọ... nhưng đến tay dân cũng không có gì nhiều hơn mì tôm, gạo (có khi gạo mốc), nước mắm hoá chất.
 
Năm 1999 trận lũ lịch sử, tôi đi nhận gạo 1 lần bị gạo mốc, lần thứ 2 nhận được 1,5 gói mì tôm vì lý do nhà 3 khẩu, mỗi người nửa gói. Tôi luôn tự hỏi sao ai cũng đi cứu trợ bằng mì tôm? Hay làm cho có phong trào? Như làng tôi ở, nước chỉ ngâm thôi, đường bê tông hoá không có gì phải gọi là thiệt hại. Lũ ngâm có 1-2 ngày là bình thường. Khổ nhất của lũ là dọn nhà khiêng đồ và dọn bùn non!
 
Thường mất mát lớn nhất và thiệt hại sau lũ là hoa màu, vật nuôi và ô nhiễm môi trường. Làm gì đến nỗi bà con làng tôi đói mà phát mì tôm. Sao không xác định được ai hay khoanh vùng nào đang đói, ai đang cần thực phẩm cứu đói khẩn? Cũng giá trị tương đương thùng mì tôm thì sao không quy đổi các vật dụng hay nhu yếu phẩm khác phù hợp từng khu vực (nơi bị quét nặng hãy cho thực phẩm mì gạo dầu, nơi chỉ bị ngâm thì nên cho giống...).
 
Lũ rút xong các xe từ thiện chở mì tôm về phát và hài hước hơn như hôm nay xem hình từ quê gởi lên là mỗi nhà 1 thùng mì tôm kèm 1 ổ bánh mì! Mà làng tôi rõ ràng không bị cô lập hay đói, sao không dành những phần quà này đến những vùng cần khẩn cấp hơn, các vùng họ thật sự bị mưa đói những ngày qua và đang ngóng chờ?
 
Từ thiện là tốt, tương trợ là tốt nhưng mảng tối sau lưng đó là gì? Làm cho khoẻ, cho nhanh mà được tiếng đùm bọc nên cứ mua mì tôm, không cần biết chỗ đó có nhất thiết phải cứu trợ không? Họ có cần không?
 
Xin đừng phát đại trà, hãy để dành những phần quà tới tay những hoàn cảnh thật sự khó khăn, cứu đúng nơi và đúng người, đúng việc!
 
Cứu[-]trợ[-]lũ[-]lụt:[-]Sao[-]cứ[-]là[-]mì[-]tôm,[-]nước[-]mắm?
Thầy cô giáo dọn bùn non sau lũ ở một trường tiểu học thuộc thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ảnh trên Facebook cô giáo Nguyen Thi Hao
 
MỘT SỐ MONG MUỐN THIẾT THỰC CỦA NGƯỜI DÂN SAU BÃO LỤT NẾU CÓ THỂ NGOÀI MÌ TÔM:
 
Tập trung cho các vùng lũ mỗi huyện vài xe phun nước rửa đường. Thông thoáng đường xá cho con trẻ đến trường. Dồn tiền tặng mỗi xã vùng lũ vài máy phát điện cho dân dùng liên lạc thông tin khi nước rút. Đặt mỗi cụm 1 máy cho bà con dùng trong khi chờ điện cao thế.
 
Cho mỗi gia đình vùng lũ vài chục thùng nước sạch (loại 20 lít) dùng nấu và uống trong khi chờ khơi trong giếng. Ví như 1 thùng mì thì nên cho 4 thùng nước 20 lít (tương đương nhau, mỗi thùng nước chỉ 10.000 đồng).
 
Cho mỗi hộ đèn sạc dự phòng cho đêm hôm mất điện. Một cái đèn sạc tương đương 2-3 thùng mì tôm. Những mạnh thường quân nhỏ lẻ vẫn có thể mua vì kinh phí không quá cao.
 
Nếu có thể cho tiền mặt cho dân tự mua thứ họ cần (ít nhiều tuỳ lòng), giúp các gia đình neo đơn, hộ nghèo trong làng. Không nên phát đại trà, ai cũng có phần cho vui.
 
Cho mỗi làng cái ghe nhôm để cứu hộ, cho phao và áo phao, cho tủ thuốc y tế? Mỗi áo phao bằng 2 thùng mì; hoặc 1 tủ thuốc, túi thuốc bằng 1 thùng mì.
 
Cho mỗi nhà vài đôi ủng đi cho khỏi lỡ loét nước ăn chân.
 
Cho mỗi trường học 1 máy bơm công suất to hoặc 1 máy phát điện cho thầy cô đỡ vất vả quét dọn bùn non khi nước rút.
 
Hay cho các phiếu khám sức khoẻ, thuốc bổ và điều trị theo dõi miễn phí cho trẻ em và người già tại vùng ngập lụt.
 
Có chế độ hỗ trợ đặc biệt cho gia đình người chết, hỗ trợ con em họ đến trường hoặc nuôi đủ 18 tuổi. Lo cho người ở lại, hỗ trợ mai táng kịp thời.
 
Hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại về giống và vật nuôi, tái đàn hoặc cho vốn ban đầu...
 
Bao nhiêu thứ thiết thực không làm, sao các đoàn cứ chạy xe ầm ầm về làng, nhà nhà vui vẻ nhận thùng mì tôm trong khi không bị đói, nhưng vì cho thì dân họ nhận. Có thật sự đùm bọc gì không hay người dân nhận vô tình làm bình phong cho các đoàn từ thiện có cớ giải ngân?
 
Có nhiều thứ để tặng, để biếu, để hỗ trợ, cớ sao cứ là Mì Tôm? Cớ sao cứ là nước mắm? Những nhu yếu phẩm này dân họ mua trữ trong nhà rồi ạ!
 
Mong các tấm lòng hảo tâm khi đi làm từ thiện hãy mang giá trị trao đúng nơi, đúng người và đúng hoàn cảnh, lúc đó xã hội mới được cứu rỗi. Đừng làm vì hình ảnh, vì sự hô hào mà hãy vì mỗi hoàn cảnh cần giúp đỡ thật sự mà chia sẻ và hỗ trợ phù hợp.
 
Đã vượt đường sá xa xôi đến giúp dân thì hãy giúp đúng người, đúng việc để những tấm lòng và món quà trao đi thật sự ý nghĩa. Rất mong các anh chị bạn bè khi làm từ thiện hãy tìm hiểu thực trạng và mong muốn của dân vùng lũ. Được quan tâm ai cũng quý, trân trọng lắm, cũng ấm lòng nhưng được hỗ trợ đúng nhu cầu thì sẽ tốt hơn biết nhường nào.
 
HUỆ THI
(Theo NLĐO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cứu trợ lũ lụt: Sao cứ là mì tôm, nước mắm?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI