»

Thứ bảy, 23/11/2024, 12:02:13 PM (GMT+7)

Cửa hàng "cứ mang về xài không cần trả tiền"

(12:35:22 PM 28/05/2017)
(Tin Môi Trường) - Ở một góc ngã tư thị trấn biên giới Tri Tôn (tỉnh An Giang), có một cửa hàng tuy khai trương không lâu nhưng rất được nhiều người gần xa biết tới, đó là “cửa hàng không đồng”.

[-]Cửa[-]hàng[-]"cứ[-]mang[-]về[-]xài[-]không[-]cần[-]trả[-]tiền" 

Chị Nguyễn Thị Tuyết Vân (trái) niềm nở tiếp đón khách hàng, dù họ không phải trả tiền - Ảnh: Tiến Trình
 
Hàng hóa chỉ để cho
 
Cửa hàng rộng chưa quá 20m2 nhưng lại có đủ các nhãn hàng thời trang, trăm thứ của quen của lạ. Từ quần áo từ những xí nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam, đến những thương hiệu nổi tiếng thế giới; từ những đồ đạc lao động cho đến những món hàng mà những người khá giả cũng động lòng.
 
Có những món hàng đã cũ, nhưng cũng có những món mới tinh... được chắt chiu 
từ khắp nơi gửi về.
 
Nhiều khách vào cửa hàng không chú ý bảng hiệu, khi hỏi giá thì được nhân viên ở đây bảo: “Cứ mang về xài, không cần phải trả tiền”.
 
“Chẳng cần biết gia cảnh bạn thế nào, mọi thứ ở đây đều là của bạn, nếu bạn thích” - chị chủ cửa hàng nở nụ cười tươi chào hàng.
 
Khách đến nườm nượp. Nhưng hầu hết họ chỉ lựa cho mình chiếc áo, đôi giày, cái nồi... đủ cho nhu cầu của mình. Giống như những món đồ ở cửa hàng này là của họ. Cần gì họ cứ lấy. Không tham.
 
Câu chuyện của cửa hàng không đồng ở thị trấn biên giới này nhanh miệng được đồn xa. Nhiều người lo rằng ở nơi còn quá nhiều người thiếu thốn, cũng là nơi tạm dừng chân của những người tứ xứ, cửa hàng này chẳng sớm thì muộn sẽ là mục tiêu của nạn... hôi của.
 
Thế nhưng sau gần bốn tháng mở cửa, từ sáng đến chiều, cửa hàng đã giúp cho hàng ngàn lượt người dân đến đây có được đồ dùng cần thiết, vậy mà hàng hóa luôn luôn đầy ắp.
 
Chị Nén Sóc Tha (38 tuổi) làm nghề luộc chuối, luộc khoai mì bán ven đường cho khách thập phương. Mục tiêu của chị hằng ngày là kiếm gạo đủ no cái bụng. Ăn ngon, mặc đẹp là thứ gì đó mà những phụ nữ tần tảo như chị “không thèm quan tâm”.
 
Thế mà ba tháng nay chồng, con chị cũng được khoác quần áo tươm tất không thua gia đình những anh lái gạo, lái dừa... Tất cả có được từ cửa hàng không đồng.
 
Tha nói cửa hàng này đã “trang bị” cho cả xóm của chị. Nhờ vậy mà chị em không còn ngại mặc áo mới. Có người còn mang về cả tivi, xe đạp, nồi niêu... Tất cả đều không phải trả tiền.
 
Họ cũng chẳng phải xin xỏ. Chỉ đơn giản, một ngày khác, khi cuộc sống tốt hơn, họ sẽ mang trở lại đây những thứ mình cần cho, cũng như đã từng nhận những thứ 
cần nhận hôm nay.
 
 

[-]Cửa[-]hàng[-]"cứ[-]mang[-]về[-]xài[-]không[-]cần[-]trả[-]tiền"

Cửa hàng không đồng - thừa thì cho - thiếu thì nhận - ở thị trấn Tri Tôn (tỉnh An Giang) - Ảnh: Tiến Trình

Cửa hàng tình người
 
“Khách tới đây từ khắp nơi. Vui lắm!” - chị Nguyễn Thị Tuyết Vân (44 tuổi, cửa hàng trưởng) cho biết.
 
Trước đây chị có mở điểm nhận và phát hàng hóa ở công viên Núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) với tên cửa hiệu là “Cho đi và nhận lại”. Nghĩa là ai có thứ gì, đồ mới hay đồ cũ còn sử dụng được có nhu cầu muốn cho thì ở đây chị sẽ tiếp nhận, giống như một hình thức ký gửi.
 
Những thứ đó sẽ được trưng bày như hàng hóa để khách đến nếu thích thì cứ mang về dùng mà 
không cần trả tiền.
 
Tình cờ ông Men Pholly, bí thư Huyện ủy Tri Tôn, lên mạng xã hội đọc thấy chuyện của cửa hiệu “Cho đi và nhận lại” của chị Vân nên đã đề nghị chị giúp tổ chức một điểm tương tự ở Tri Tôn. Ông Pholly hứa sẽ là người đóng góp đầu tiên cho cửa hàng.
 
“Cửa hàng không đồng” này nằm dưới sự quản lý của Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo của huyện Tri Tôn. Rất nhiều người đến đây làm việc không công cho cửa hiệu, từ việc giao nhận hàng các nơi gửi về, phân loại hàng hóa, giặt giũ, phục vụ khách...
 
Chị Vân giải thích kỳ thực đây là điểm nhận và cho không hàng hóa. Nhưng sở dĩ những người sáng lập đặt tên “Cửa hàng không đồng” là để những người đến đây nhận hàng có được tâm lý họ là khách hàng, họ cũng được phục vụ mặc dù họ không phải 
là người trả tiền.
 
Chị Vân nói danh sách những người cần cho nhiều không kể hết. Phần lớn họ gửi đến nhưng không nói tên.
 
Như sáng nay, vừa mở cửa hàng thì chị Vân đã thấy chình ình năm bao tải đầy ắp hàng hóa. Trên kiện hàng chỉ ghi là hàng ủng hộ chứ không ghi tên người cho là ai.
 
Thường xuyên có những chuyến xe giao hàng đến cửa hàng, nhưng hỏi ai gửi thì tài xế lắc đầu, nói chủ nhân hàng hóa không cho nói tên... Từ những tấm lòng đó, sự sẻ chia đã được nối tiếp.
TIẾN TRÌNH/báo Tuổi trẻ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cửa hàng "cứ mang về xài không cần trả tiền"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI