Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Cụ già cho nước miễn phí giữa vùng hạn mặn
(19:11:00 PM 01/04/2016)Xứ dừa Bến Tre đang trong mùa hạn mặn lịch sử. Mỗi ngày, tại một góc đường Nguyễn Thị Định (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre), người ta thấy một bà già tóc bạc phơ đều đặn sáng chiều tươi cười đứng bơm nước vào can để người dân thay phiên chở về nhà, cạnh đó là tấm biển ghi dòng chữ lớn “Cho nước”.
Bà tên Nguyễn Thị Hưởn, 75 tuổi. Người dân ở Phú Hưng quen gọi là bà Bảy Hưởn.
Trong khi đó, tại chợ trung tâm TP Bến Tre, những chiếc ghe chở nước ngọt từ tận Vĩnh Long cập bến, lên xe ba gác rồi đến tay người dân với giá… trên trời - 200.000 đồng/m3.
Cửa nhà rộng mở
Chúng tôi đến nhà bà Bảy Hưởn giữa lúc anh Lê Văn Phước, con trai lớn của bà Bảy, đang lui cui làm tấm biển lớn có dán đề can chữ “Cho nước”. Anh Phước nói trước nhà đã có treo cái biển nhỏ tương tự sẵn rồi nhưng sợ người xứ khác tới không biết nên bà Bảy nói anh làm thêm một cái nữa rồi đem treo trên cây dầu trước nhà.
Căn nhà của anh Phước mái tôn, vách cây tạm tuềnh toàng, đồ đạc trong nhà cũng chẳng có gì quý giá. Chị Lê Thị Cẩm, con gái út của bà Bảy, cũng đang cùng mẹ sửa lại đường dây dẫn ống nước từ giếng khoan nằm giữa xưởng kéo ra sát lề đường cho người dân tiện lấy nước.
Bà Bảy bơm nước miễn phí cho chị Vân. Ảnh: HOÀNG NAM
Khoảng 5 giờ chiều, khi bà Bảy đang dọn dẹp nhà thì chị Nguyễn Thị Thu Vân, nhà cách đó bốn cây số, ở tận xã Hữu Định lái xe máy đến xin nước đổ vào hai can nhựa đựng loại 30 lít. Chị Vân tấp xe vô lề, nhận ra người quen, bà Bảy bỏ việc nhà, ra kéo ống, mở môtơ bơm nước đầy hai can.
“Do nước máy bị nhiễm mặn nên mấy tháng nay, chiều nào tôi cũng tới nhà bà Bảy xin nước ngọt về tưới cây, tắm giặt” - chị Vân tươi cười nói.
Cách đó vài chục mét, tiệm nước mía của chị Nhi đang tấp nập học sinh tan trường chờ mua. Tiệm trụ được mùa hạn nhờ xin được nước của bà Hưởn. Chị Nhi bảo hồi đầu mùa hạn mặn, chị phải mua nước bình xài nên bán không có lời. Nhờ bà Bảy có giếng nước ngọt cho bà con xài miễn phí nên chị cùng mấy tiểu thương nhỏ ở đây mới có điều kiện buôn bán tiếp.
“Khi có nhà thì bà hoặc hai người con trực tiếp bơm nước cho bà con. Khi nào bà đi vắng hoặc bận việc thì cửa luôn rộng mở, khách xin nước tới nhà tự mở công tắc, bơm đầy nước rồi đem về thôi” - chị Nhi nói.
“Tiền xài hết, tình thương còn mãi”
Gần hai tháng nay, căn nhà nhỏ của bà Bảy như đông vui hơn bởi ngày nào cũng có nhiều người đến xin nước, có người ở tận Tiền Giang nghe tin cũng sang xin nước.
Bà Bảy tươi cười nói: “Tui ở xứ này mấy chục năm nay, thấy bà con thiếu nước xài mỗi mùa hạn mặn nên thương lắm. Nhà tui trước đây có khoan giếng, nhờ ông trời thương cho được cây nước ngọt, xài hoài không hết. Mấy năm trước mỗi lúc hạn mặn, những người trong xóm tới nhà xin mua nước ngọt xài. Tui cười nói trời ơi, bà con nhau mà bán chác gì, rồi kêu họ muốn lấy bao nhiêu thì lấy”.
Mấy ngày đầu khách xin nước ít, sau đó do người này truyền tai người kia nên thời gian gần đây ngày nào cũng có người đến xin nước, có hôm đông mỗi ngày đến 20-30 người tới nhà bà xin nước. Có người xin hai, ba can loại nhỏ chở bằng xe đạp, xe máy, cũng có người mang cả xe tải, bồn nước lớn đến xin nước.
Chúng tôi hỏi bà có sợ họ xin nước rồi bán lại không, bà xua tay nói: “Chắc hổng ai nỡ làm mấy chuyện đó giữa mùa khô hạn cơ cực này đâu chú ơi. Năm nay tui đã hơn 70 tuổi rồi, mỗi bữa ăn chưa hết chén cơm, tình thương nó quan trọng hơn tiền bạc. Nhiều người gặp tui thắc mắc hỏi sao không bán kiếm tiền xài dưỡng già mà đi cho không. Tui cười rồi cắt nghĩa họ cho tiền bạc mình xài hoài cũng có lúc hết, còn tình thương thì còn mãi mãi” - bà Bảy chia sẻ.
Chung tay với bà già cho nước…
Thông tin bà già đổi nước miễn phí mấy ngày qua nhận được nhiều chia sẻ của cộng đồng mạng.
Cảm phục tấm lòng của bà Bảy, mới đây một mạnh thường quân tại TP Bến Tre đã tiếp sức cho gia đình bà Bảy hai bồn chứa nước mỗi bồn một khối nước.
Anh Phước, con trai bà Hưởn, nói: “Từ khi có hai cái bồn nước lớn, mẹ mừng lắm. Trước đó, thấy mấy em cháu sống nhà trọ không có đồ chứa nước nhiều, có hôm bơm nước không kịp, bà rất xót. Bà dặn tui làm cái chân sắt để hai bồn nước lên, rồi tối chịu khó thức bơm đầy nước, xử lý sơ để nước lắng hết cặn, để bà con đến là có ngay nước sạch xài, khỏi chờ đợi mất công. Dù công việc làm cửa sắt của tui nhiều khách hàng nhưng mỗi lần thấy bà cười khi nhìn người xin nước vui tui cũng ráng thêm chút xíu”.
Hai bồn chứa nước mới toanh từ một mạnh thường quân tặng. Ảnh: HOÀNG NAM
Năm nay, hạn mặn gây nhiều khó khăn cho người dân địa phương, nhiều hộ phải mua nước bình hoặc đổi nước ngọt sử dụng với giá khá cao. Riêng bà Bảy Hưởn thì cho nước bà con xài miễn phí.
Trước đây, người dân đến nhà bà Bảy xin nước thì phải lấy dây cột vô thùng rồi quăng xuống giếng kéo nước lên mất thời gian. Sau đó, gia đình bà Bảy đã tự bỏ tiền ra mua máy bơm, dây dẫn để giúp bà con lấy nước dễ hơn. Nhờ tấm lòng của bà Bảy đã giúp rất nhiều người dân địa phương vượt qua thời điểm khó khăn lúc này.
Bà NGUYỄN THỊ KIM LOAN, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hưng,TP Bến Tre
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
- Vinamilk Chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào Miền Trung
- Vinamilk tiếp tục ủng hộ Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM 500 triệu đồng cho các bệnh nhi nghèo mổ tim năm 2022
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.