»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:09:13 AM (GMT+7)

Cụ già 30 năm vớt rác trên kênh

(11:07:07 AM 30/10/2011)
(Tin Môi Trường) - Không một chút đòi hỏi, than phiền về công việc mình đã làm, hơn 30 năm qua, cụ ông Phạm Văn Tân năm nay 72 tuổi (ngụ tại 161D/104/45 Lạc Long Quân, Phường 3, quận 11, TP.HCM) đã miệt mài vớt rác trên dòng kênh Cầu Mè đen ngòm vì ô nhiễm.

Cụ Phạm Văn Tân đang quét dọn rác xung quay Cầu Mè (phường 3, quận 11)

 

 Quét rác vì thấy… bẩn

 

Cụ Tân không phải là công nhân vệ sinh, cũng không ai trả tiền cho cụ. Nhưng suốt 30 năm, cụ Tân dọn dẹp trên khúc kênh dài 200m, phải tốn bao nhiêu công sức mà rác thải vẫn không thể hết, vì theo cụ “ngoài người dân, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp đổ ra nhiều quá. Cộng thêm con kênh lại nhỏ và tù túng”.

  

Khu vực Cầu Mé nằm ở phía sau khu B của Công viên Văn hóa Đầm sen – là nơi trũng nhất. Nên mỗi lần trời mưa to, triều cường lên, cả hàng trăm hộ dân nơi đây lại bị ngậm ứng trong nước kênh đen đầy mùi hôi vì cống nhỏ, rể bị nghẹt nên nước không thoát kịp.

  

Cụ Tân lại lặng lẽ cầm chiếc gậy, đội áo mưa ra ngoài vớt rác thông ông cống cho dòng nước chảy. Nhờ đó, tình trạng ngập ứng ở khu cầu Me giảm bớt dần và người dân cũng có ý thức giữ gìn môi trường hơn. “Bất kể trời nắng hay mưa cũng đều thấy ông cụ lọ mọ vớt rác để khơi thông dòng chảy cho con kênh, không có ông cụ thì con kênh giờ này đã ứ đọng đầy rác rồi”- Cô Nguyễn Thị Lệ (số nhà 161D/104/68 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11) cho biết.

  

Công việc cụ làm xuất phát từ thực tế, “hễ có rác là tôi liền lấy gậy đi vớt ngay, không đến khi rác dồn lại nhiều quá thì vớt khổ lắm chú à”- cụ Tân tâm sự với PV Tin môi trường.

 

Trước những năm 90, con kênh Cầu Mè này nước sạch và trong xanh. “Người dân còn ra tắm rửa, giặt đồ. Khi đó, tôi hay răng lưới thả câu bắt con tôm, con cá về nấu ăn. Giờ thì chỉ có rác thải và mui hôi thối. Đến con lươn, con ếch cũng không chịu nổi mà chết”- cụ Tân nhìn dòng kênh ngập ngùi nói.

  

 “Từ ngày dòng kênh này bị ô nhiễm. Cánh của sổ trên lầu nhà tôi, ngày nào còn mở cửa để gió thổi vào nhà cho mát. Giờ đây thì đóng “im bặt” cả ngày”- cô Trần Thị Vinh (Số nhà 161D/104/78 Lạc Long Quân, P.3, Q.11) cho PV Tin môi trường biết.

 

Đủ loại rác thải xuống dòng kênh Cầu Mè gây tắc nghẹn, ô nhiễm. Cụ Tân lại lặng lẽ ra vớt rác gom lại thành đống.

 

Người vì môi trường

  

Dù đã ngoài 70 tuổi, nhưng ngày nào cụ Tân cũng miệt mài với công việc vớt rác của mình. Khi trời còn chưa sáng tỏ, cụ lại lom khom chồm dậy ra ngoài đốt rác đã được thu gom phơi khô. Đến sáng, cụ cùng với chiếc xe đạp cũ đi thu gom ve trai ở các khu vực lân cận về bán, mỗi ngày cụ kiếm được 30.000-60.000 đồng. Chiều về thấy rác lại vớt lên bờ thu gom thành đống.

  

Cứ vậy cụ Tân đã cần mẫn với cộng việc của mình suốt hơn 30 năm qua.

  

Cô Lê Thị Ba (79 tuổi) cư ngụ tại đây từ thời kháng chiến chống Mỹ cho biết: “Nhờ có ông Tân mà con kênh mới thông thoáng và nước chảy được đó. Không những thế, ông còn tự bỏ tiền ra để xây lan can, tay vịn hai bên cầu Mè cho người dân và trẻ em dễ đi lại”.

 

Cụ Phan Văn Bạch (ngụ tại 161D/104/45c Lạc Long Quân, phường 3, quận 11) tâm sự: “Xe môi trường thì cả tháng mới đến gom rác một lần. Nhiều hôm nhìn ông vừa vớt rác trên kênh gom lại thành đống gọn gàng xong thì trời đổ mưa lớn cuốn sạch xuống kênh, ông lại lom khom ra vớt tiếp và thông cống cho nước chảy. Thấy vậy, cả xóm ai cũng đều chạy ra chung tay với ông vớt rác”.

 

 Khi chúng tôi hỏi động lực nào mà dẫn tới ông tự nguyện vớt rác trong suốt hơn 30 năm. Cụ Tân đưa tay quẹt những giọt mồ hôi trên chán cười nói: “Chẳng có động lực nào cả, quan trọng là ý thức của mỗi người thôi, tôi thấy rác bẩn thì vớt. Cứ thế, nó trở thành thói quen mỗi ngày của tôi, vớt đến khi nào không còn sức nữa thì tôi mới nghỉ”.

 

 

“Chẳng có động lực nào cả, quan trọng là ý thức của mỗi người thôi, tôi thấy rác bẩn thì vớt” cụ Tân chia sẽ.  

Cụ Tân đang hái lá cây Lược Vàng do cụ trồng bên kênh cho người hàng xóm trị bệnh tiểu đường.  

Tháng 1/2011, cụ Phạm Văn Tân được UBND quận 11 trao tặng giấy khen “Đạt thành tích trên 10 năm tự nguyện vớt rác làm thông thoáng dồng chảy kênh Cầu Mè”. Trước đó, cụ còn được Tập đoàn C.T Group trao tặng giải thưởng “Trái tim Sài gòn”, tổng trị giá giải thưởng 60 triệu đồng nhằm động viên, khuyến khích những con người có đóng góp tích cực vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh cho cộng đồng như cụ Tân.

Bài và ảnh: ĐIỆP HƯNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Cụ già 30 năm vớt rác trên kênh

  • Ngọc Sơn (20:15:44 PM 30/10/2011)Phản hồi

    Bài viết hay và xúc động/ Cuộc đời này tìm ra được một con người như ông cụ Tân khó lắm. Chúc ông mạnh khỏe để tiếp tục công việc ý nghĩa này. Cảm ơn tác giá Diệp Hưng - chúc anh khỏe mạnh để tiếp tục mang đến cho bạn đọc những câu chuyện ý nghĩa.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cụ già 30 năm vớt rác trên kênh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI