Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Công an Hà Nội đang điều tra nghi án 11 đứa trẻ “biến mất” khỏi chùa Bồ Đề
(10:59:43 AM 08/08/2014)Liên quan đến vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, cơ quan CSĐT vừa nhận được đơn đề nghị điều tra về sự "biến mất" của một số trẻ trong chùa; làm sáng tỏ những nghi vấn của các thiện nguyện viên thường xuyên hoạt động từ thiện tại chùa. Trong đơn có đề nghị điều tra, làm rõ việc 11 cháu bé trong chùa bỗng dưng “biến mất” trong khoảng thời gian từ tháng 8.2007 đến năm 2012.
Những thiện nguyện viên đứng tên viết đơn đề nghị điều tra cũng khẳng định có các bằng chứng về sự “biến mất” khó hiểu của một số bé đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Lãnh đạo Công an TP.Hà Nội cho biết, sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan chức năng đã vào cuộc để xác minh nguồn đơn, điều tra, làm rõ những nội dung trong đơn. Để mở rộng điều tra, cơ quan công an đã triệu tập sư thầy Thích Đàm Lan - Trụ trì chùa Bồ Đề và nhiều người liên quan để lấy lời khai.
Theo đó, đơn đề nghị điều tra về việc 11 trẻ em “biến mất” tại chùa Bồ Đề do ông Nguyễn V.L, bà Nguyễn Thị B.N và bà Lý Thúy Q trình báo. Đây là những ông bà đã có quá trình tham gia từ thiện thường xuyên tại chùa Bồ Đề trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2012. Sau này, do vấn đề cá nhân và thấy nhiều dấu hiệu nghi vấn, mọi người đã không sang chùa Bồ Đề nữa.
Theo bà N, ngày 19.7, bà quay lại chùa Bồ Đề thì phát hiện trong chùa đã vắng mặt một số cháu mà trước đây bà đã từng chăm sóc, giúp đỡ. Ngoài ra, mọi người cũng nghi vấn về cách đặt trùng tên khó kiểm soát tại chùa. Những cái tên Tùng Anh, Việt Anh, Hồng Anh, Tuấn Anh, Minh Anh… được đặt đi đặt lại. Khi các cháu mang tên này "biến mất" thì lại có các cháu mới vào chùa được đặt theo tên đó.
Ảnh các em nhỏ trong nghi án "mất tích".
Danh sách 11 cháu bé mà các thiện nguyện viên yêu cầu điều tra, làm rõ sự “biến mất” (trong ảnh trên, lần lượt từ trái sang phải và từ trên xuống dưới):
1. Bé Tùng Anh (biệt danh là Khoai), được chùa Bồ Đề nhận và nuôi dưỡng vào cuối tháng 8.2007 khi chưa rụng dây rốn. Đến khoảng tháng 1.2008, Tùng Anh bỗng dưng mất tích, hiện không còn ở chùa.
2. Bé Việt Anh được nhận vào chùa khoảng tháng 10.2007. Ngoài ra cùng thời điểm còn có bé Tùng Anh và Hùng Anh. Hùng Anh giờ vẫn ở chùa và là học sinh lớp 2 tại Trường Tiểu học Bồ Đề. Tháng 5.2009, xác định bé Việt Anh không còn ở chùa Bồ Đề nữa.
3. Bé Minh Anh: Năm 2007, bé Minh Anh được gần 1 tuổi. Đến năm 2012, khi các thiện nguyện viên quay lại chùa thì không còn thấy bé Minh Anh nữa.
4. Bé Duy Anh: Được đón nhận và nuôi dưỡng vào chùa Bồ Đề năm 2009. Tháng 7.2014, khi thiện nguyện viên quay lại chùa thì không còn gặp lại bé nữa.
5. Bé Bảo Anh: Được chùa Bồ Đề đón nhận để nuôi dưỡng vào năm 2009. Đến tháng 7.2014, mọi người bất ngờ phát hiện cháu Bảo Anh đã “biến mất”.
6. Bé Mai Anh: Năm 2009, Mai Anh được đón nhận vào nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề. Đến ngày 19.7.2014, mọi người đã phát hiện Mai Anh cũng không còn ở chùa nữa.
7. Bé Vi Anh: Cháu được chùa Bồ Đề tiếp nhận năm 2009. Đến ngày 19.7.2014 khi các thiện nguyện viên quay lại chùa thì không còn thấy cháu Vi Anh ở chùa nữa.
8. Bé Huy Anh vào chùa năm 2012. Đến ngày 19.7.2014, mọi người quay lại thì không còn gặp lại Huy Anh nữa.
9. Bé Cù Triều Anh: Vào chùa từ tết năm 2010. Nhưng cháu Triều Anh đã “biến mất” vào nửa cuối năm 2011.
10. Bé Tuấn Anh: Bé được nhận vào chùa năm 2007, vào trước thời điểm Tùng Anh và Hùng Anh, Việt Anh được nhận nuôi. Năm 2014 khi chị Bích Ngọc quay lại chùa Bồ Đề đã không thấy bé ở chùa nữa.
11. Bé Cù Hoàng Anh: được đón nhận và nuôi dưỡng ở chùa năm 2010. Bà Bùi Vân Khánh Linh thường xuyên sang chùa, chăm sóc và bồi dưỡng thêm tiền cho các cô chăm bé. Tuy nhiên, đến đầu năm 2012, Hoàng Anh bỗng dưng biến mất.
Ngoài ra còn rất nhiều các bé khác vào chùa trong năm 2009, mặc dù không nhớ rõ tên, nhưng các thiện nguyện viên này khẳng định có đầy đủ ảnh, nhân chứng, chứng minh được sự tồn tại của cháu tại chùa Bồ Đề. Đến thời điểm 19.7.2014, khi mọi người trở lại chùa đã không còn thấy các cháu nữa.
Ngay sau khi vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề bị phanh phui, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã cử đoàn công tác làm việc với sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề.
Trao đổi với PV, Thượng toạ Thích Đức Thiện - Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh Văn phòng 1 - Trung ương GHPGVN cho biết, sau khi tiếp nhận những thông tin về vụ việc, GHPGVN đã cử đoàn công tác sang chùa Bồ Đề làm việc với sư thầy Đàm Lan xung quanh việc nuôi giữ trẻ và các hoạt động khác liên quan đến vụ việc.
GHPGVN đã yêu cầu nhà chùa cần hoạt động theo đúng quy định của pháp luật nói chung và quy định, điều lệ đã ban hành đối với tăng ni. Hiện GHPGVN đang chờ kết quả từ Cơ quan điều tra và các cấp chính quyền để đưa ra hướng giải quyết cụ thể đối với chùa Bồ Đề cũng như sư thầy Đàm Lan.
"GHPGVN cũng đã ban hành văn bản, thông tư đến các Ban Trị sự, từng Giáo hội các tỉnh trên cả nước yêu cầu rút kinh nghiệm; yêu cầu tất cả các chùa phải rà soát, đăng ký, kê khai những trẻ được bảo trợ và chưa được bảo trợ theo quy định của pháp luật", Thầy Thiện cho biết.
Hiện chùa Bồ Đề đang vào “trường hạ” nên có rất nhiều tăng ni theo học và tu tập. Ngoài việc phối hợp với CQĐT để làm rõ về việc mua bán trẻ em thì hoạt động phật sự tại chùa dịp Vu Lan vẫn diễn ra bình thường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.