»

Thứ bảy, 22/02/2025, 22:43:34 PM (GMT+7)

Cộng đồng xôn xao vì thông tin tịch thu trà đá miễn phí cho người nghèo

(17:32:34 PM 01/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Thông tin 'Công an phường tịch thu trà đá miễn phí cho người nghèo' trở thành đề tài xôn xao mấy ngày nay. Vì sao thông tin này được mọi người quan tâm như vậy?

Bình[-]trà[-]đá[-]miễn[-]phí[-]góc[-]ngã[-]tư[-]Võ[-]Văn[-]Tần[-]-[-]Nam[-]Kỳ[-]Khởi[-]Nghĩa,[-]Q.3,[-]một[-]trong[-]rất[-]nhiều[-]bình[-]trà[-]miễn[-]phí[-]có[-]mặt[-]trên[-]các[-]con[-]đường[-]ở[-]TP.HCM[-]-[-]Ảnh:[-]Trần[-]Duy
Bình trà đá miễn phí góc ngã tư Võ Văn Tần - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, một trong rất nhiều bình trà miễn phí có mặt trên các con đường ở TP.HCM - Ảnh: Trần Duy


Câu chuyện bắt đầu khi buổi chiều ngày 27.7, công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) tịch thu bình trà đá miễn phí dành cho người nghèo do người dân khu phố đặt dưới một gốc cây (đối diện nhà số 1031B) trên đường Giải Phóng với lý do “thùng trà đá đặt trên vỉa hè như vậy là vi phạm”.


Theo phóng viên báo Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Tường, trưởng công an phường Thịnh Liệt, cho biết thực hiện kế hoạch Năm văn minh đô thị năm 2015, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở người dân vi phạm lòng đường, vỉa hè, trong đó có tuyến đường Giải Phóng. “Anh Nam Anh (đại diện cho những hộ dân pha trà đá miễn phí cho người nghèo) để thùng trà đá ở vỉa hè ngoài việc gây phản cảm còn vi phạm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Chúng tôi nhắc nhở nhiều lần không được thì buộc các anh dân phòng phải tạm thời thu về”, ông Tường cho hay.


Tự hỏi, việc tịch thu này mang lại lợi ích gì cho người đi đường nói chung?


Một bình trà đá miễn phí dựa vào gốc cây chắc hẳn không lấn chiếm lòng đường vỉa hè bằng việc xe máy, xe hơi... đậu ngổn ngang và không khiến người đi bộ phải bất bình mà chỉ khiến những người nghèo mưu sinh trên đường mỗi ngày khi đi ngang qua khu vực đó mất nơi cung cấp nước uống miễn phí.


Vì vậy, ý kiến của ông Tường cho rằng nếu người dân tiếp tục để thùng trà đá miễn phí ở vỉa hè phải có ý kiến của lãnh đạo phường Thịnh Liệt và nếu đồng ý thì phường sẽ bố trí một địa điểm thích hợp…nghe chừng rất quan liêu. Việc nhỏ thế này mà cũng phải xin phép, vậy giúp đỡ ai đó người dân cũng phải xin phép chính quyền mới được làm hay sao?


Trên thực tế, việc tịch thu bình trà đá miễn phí vì lấn chiếm lòng đường, vỉa hè… không thuyết phục được người dân ở phường Thịnh Liệt và họ đã tiếp tục đặt một bình nước khác vào chỗ cũ vì nhu cầu uống nước miễn phí của rất nhiều người nghèo đi ngang qua đó mỗi ngày là có thật. Ai cũng biết “địa điểm thích hợp” của một bình trà đá miễn phí phải là nơi dễ thấy nhất trên con đường để người nghèo nào đi ngang qua nếu muốn uống nước cũng có thể nhìn thấy. Chẳng lẽ ông Nguyễn Hữu Tường không biết?


Ở TP.HCM cũng không hiếm cảnh dân phòng phối hợp cùng công an phường đi tịch thu những bàn, ghế và bảng hiệu của những quán ăn, quán nước…. lấn chiếm vỉa hè và lòng lề đường. Thế nhưng, chưa có bình nước trà đá miễn phí nào của người dân bị tịch thu như Hà Nội. Có vẻ như công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã thi hành luật một cách cứng nhắc.


Câu chuyện về cách xử lý của chính quyền qua một việc nhỏ như thế cho thấy bất kỳ một hành xử nào của cơ quan chức năng cũng được cộng đồng soi xét. Ở đây, những người đang đại diện cho nhà nước thực thi pháp luật không những chỉ thể hiện sự cứng nhắc mà còn cho thấy tầm hiểu biết, cái tâm của họ cũng có vấn đề. Trong con mắt người dân, những cán bộ “robot” kiểu này đang làm xấu đi hình ảnh của một chính quyền “của dân, do dân, vì dân”.

 
Ai cũng biết “địa điểm thích hợp” của một bình trà đá miễn phí phải là nơi dễ thấy nhất trên con đường để người nghèo nào đi ngang qua nếu muốn uống nước cũng có thể nhìn thấy. Chẳng lẽ ông Nguyễn Hữu Tường không biết?

Ami Nguyễn/TNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cộng đồng xôn xao vì thông tin tịch thu trà đá miễn phí cho người nghèo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI