Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Cộng đồng: Trà đá miễn phí và “cơn khát” lòng nhân hậu!
(09:35:12 AM 06/08/2015)
Chỉ một vài ý kiến cho rằng việc tịch thu thùng trà đá của công an phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là việc nên làm để “thượng tôn pháp luật”, còn hầu hết đều cho rằng rất không nên tịch thu thùng trà đá miễn phí ấy!
Giữa vòng xoáy tất bật của phố phường, cái thùng trà đá bé mọn miễn phí cho người qua đường không còn là thùng trà đá. Nó đẹp như một biểu tượng của tình người, của san sẻ và quan tâm, những điều mà dường như ngày càng hiếm dần trong đời sống thường nhật quá ư tất bật.
Nhìn chiếc thùng trà đá ấy, dù có uống hay không, ta vẫn thấy lòng chợt dịu lại, bản thân hình ảnh thân thiện ấy đã mang tính “giải khát” cho tâm hồn của chúng ta rất nhiều, chưa nói đến chuyện nếu chính bản thân ta đang khát khô giữa nắng trưa và được uống ngụm trà đá mát lạnh ấy.
Và càng mát hơn khi nó kèm theo hai chữ “miễn phí” giữa một trời các loại “phí” vây bọc đời sống chúng ta. Bởi thế, đụng tới thùng trà đá, dù nhân danh “thượng tôn pháp luật” đi nữa thì nó vẫn khiến cộng đồng phẫn nộ.
Rốt cuộc là thùng trà đá miễn phí ấy đã được cơ quan công quyền trả lại cho người dân, không những thế, người đứng đầu quận Hoàng Mai - ông Nguyễn Quang Hiếu đã cho rằng việc đặt thùng trà đá miễn phí phục vụ người qua đường là việc làm cần được ủng hộ.
Ông cũng chỉ đạo phường Thịnh Liệt rút kinh nghiệm về việc thu giữ thùng trà đá miễn phí của người dân. Tuy nhiên, câu chuyện thùng trà đá bị tịch thu không nên dừng ở chuyện “rút kinh nghiệm”.
Thùng trà đá cho dù chiếm một diện tích khiêm tốn dưới gốc cây trên vỉa hè vẫn bị coi là “vi phạm trật tự đô thị”, thì trước khi dẹp thùng trà đá nhân hậu ấy, cơ quan chức năng hãy dẹp những quán bia hơi, hàng quán, bãi giữ xe... đang lấn chiếm hầu hết diện tích vỉa hè, không chỉ riêng Hà Nội, để trả lại cho người dân lối đi thông thoáng.
Và cho dù những quán bia hơi, chè chén... lấn chiếm lề đường kia được coi là một thứ “văn hóa vỉa hè” làm nên đặc trưng Hà Nội đi nữa thì cũng không thể vì thế mà mặc nhiên đứng trên pháp luật, được quyền vi phạm trật tự đô thị.
Nhưng việc dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè Hà Nội liệu có khả thi không khi mà vỉa hè đang là nơi mưu sinh của hàng vạn người dân đô thị?
Chuyện cơm áo học hành của cả một gia đình đôi khi chỉ trông cậy vào thúng xôi bên hẻm, mẹt chè chén thuốc lào góc phố?
Chính quyền đã có giải pháp căn cơ nào tạo điều kiện cho người dân được mưu sinh một cách đàng hoàng chứ không để họ, dù biết vi phạm, vẫn cố bám lấy vỉa hè kiếm sống?
Cũng thế, những thùng trà đá miễn phí chắc chắn sẽ không còn tồn tại, không còn bị khiêng về đồn nếu như trên những vỉa hè đẹp đẽ trật tự, không còn bị lấn chiếm của chúng ta được lắp những trụ nước tinh khiết như những thành phố văn minh trên thế giới.
Khi đó, người đi đường nếu có khát chỉ cần ghé miệng và nhấn nút để uống ngay nguồn nước tinh khiết an toàn và vệ sinh hơn là thùng trà đá kia.
Đến bao giờ những hè phố sẽ được thông thoáng và không bị lấn chiếm? Bao giờ thì những trụ nước uống văn minh và tinh khiết trên phố được dựng lên? Tất nhiên người dân thì không thể trả lời được câu hỏi này!
Quản trị xã hội, chỉ nhìn từ cái vỉa hè bị lấn chiếm đã thấy dường như quá cam go với chính quyền địa phương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.