Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Chương trình “Ừ, thì khiếm khuyết!” 
(20:20:41 PM 16/12/2013)
Huỳnh Thanh Thảo và câu chuyện của bản thân
Đây là chương trình mở dành cho cộng đồng quan tâm đến hoạt động xã hội và đặc biệt là các bạn trẻ, với các hoạt động chính như: Triển lãm câu chuyện "Ừ, thì khiếm khuyết!"; Trò chơi trải nghiệm; Workshop về Luật & Chính sách, Kiến trúc & Xây dựng’ Giao lưu chủ đề “Đi” và “Gia đình”.Chiến dịch hoạt động từ 8/2011, giai đoạn 1 của chiến dịch Tiếp Cận có tên là Bản Đồ Tiếp Cận.
Theo ThS. Võ Thị Hoàng Yến - Giám đốc DRD, chiến dịch Tiếp Cận chia sẻ với cộng đồng thông điệp: “Người khuyết tật cũng có các nhu cầu sinh hoạt cơ bản chính đáng giống như mọi người. Khi thiếtkế của các công trình công cộng phục vụ cả nhu cầu sử dụng của người khuyết tật, cộng đồng nhìnnhận khuyết tật như một sự đa dạng của cuộc sống thì người khuyết tật sẽ dễ dàng tham gia cácsinh hoạt xã hội như mọi người”.
Theo Bộ Luật Người khuyết tật Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 định nghĩa thì: “Tiếp cận là việc NKT sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hoà nhập cộng đồng”.
Chiến dịch Tiếp Cận mong muốn vận động xoá các rào cản tiếp cận đối với NKT, đặc biệt là rào cản về vấn đề công trình công cộng và rào cản về nhận thức của cộng đồng và chính NKT về nhu cầu và quyền được tiếp cận của NKT.
Bạn trẻ chia sẽ câu chuyện của bản thân
Chương trình “Ừ, thì khiếm khuyết!” là một chuỗi các hoạt động đa dạng đầy màu sắc, độc đáo và thú vị được chuẩn bị bởi đội ngũ thực hiện dự án, cộng tác viên và chính NKT; gồm các hoạt động:
- Triển lãm câu chuyện(Từ 15/12 – 22/12, 9h00 – 17h00 mỗi ngày):45 câu chuyện kể về các nhu cầu tham gia sinh hoạt xã hội như mọi người của 15 chủ thể là NKT. Tất cả những bức ảnh đều do NKT lên ý tưởng, chụp và kể lại câu chuyện của chính họ.Họ không phải là những tay máy chuyên nghiệp, nhưng họ có những câu chuyện. Qua mỗi câu chuyện, NKT cất lên tiếng nói và quan điểm của riêng mình về nhu cầu được tiếp cận và các câu chuyện chân thật về vấn đề tiếp cận trong cuộc sống đời thường.
- 90p trải nghiệm(17/12 và 19/12, 9h00 – 10h30 và 15h00 – 16h30): được thiết kế thành chuỗi các trò chơi vận động. Với hình thức nhập vai, người tham gia được trải nghiệm và khám phá thế giới của “người trong cuộc” - NKT, bổ sung và làm giàu thêm vốn kinh nghiệm sống của bản thân thông qua các trò chơi di chuyển trên xe lăn, di chuyển trong bóng tối.v.v... Người tham dự sẽ có những cảm nhận rõ ràng hơn về những khó khăn đối với NKT.Buổi trải nghiệm cũng lồng ghép vào đó những kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hỗ trợ NKT và những chia sẻ từ các chuyên viên CTXH.
Người khuyết tật tham gia triển lãm
- Giao lưu "Đi"15/12, "Gia đình"21/12, 14h00 – 17h00: Là buổi chiếu phim đặc biệt vì có phần chia sẻ của 3 NKT đại diện trong chương trình và phần tương tác với các bài tập hoạt động cùng NKT. Những bộ phim được chiếu là những bộ phim nổi tiếng và sâu sắc về vấn đề khuyết tật.
- Hội thảo "Kiến trúc và xây dựng"21/12, "Luật và chính sách"22/12, 9h00 – 11h30: Hai buổi hội thảo chuyên sâu dành riêng cho các bạn trẻ quan tâm đến hai nhóm ngành này. Anh Nguyễn Văn Cử - đại diện DRD và chị Từ Mãnh Kỳ - điều phối viên chiến dịch Tiếp Cận sẽ ở vai trò chia sẻ, xây dựng các hoạt động tương tác để các bạn sinh viên hiểu về tác động của hai nhóm ngành này đến lĩnh vực CTXH nói chung và vấn đề tiếp cận nói riêng.
“Tôi không nghĩ NKT có nhu cầu này”/ “Tôi đã từng nghe NKT gặp nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ thực sự cảm nhận được điều đó” – là những cảm nghĩ của những bạn trẻ lần đầu tiên biết đến các hoạt động qua việc tình nguyện hỗ trợ tổ chức.Sẽ còn nhiều những cảm nhận khác từ cộng đồng và các bạn trẻ trong xuyên suốt chương trình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)