Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Chạnh lòng câu hỏi: “Mắt của con đâu rồi mẹ?”
(16:02:01 PM 07/11/2011)Tôi gặp mẹ con chị Hằng khi họ lang thang trước cổng bệnh viện mắt TPHCM chờ bắt xe về quê. Đêm qua người mẹ khắc khổ này vừa bế con là cháu Nguyễn Nguyên Thảo (5 tuổi) vượt hơn 700 cây số từ Bình Định vào TPHCM để khám cho con khi hốc mắt chẳng còn con mắt của cháu có dấu hiệu bất thường.
Cháu Thảo đeo đôi kính mắt đen to uỵch để che đôi mắt của mình. Trước khi tháo kính của cháu ra, chị Hằng nói như trấn an người đối diện: “Chị đừng sợ nhé, không cháu nó hoảng đấy”. Thật khó kìm lòng khi đối diện với cháu bé mà con mắt bên phải chỉ còn hốc mắt sâu hoắm và đứng trước nguy cơ con mắt trái cũng có thể bị ảnh hưởng.
Ngày tháng kinh hoàng
Chị Hằng nghẹn ngào nhắc đến quãng thời gian kinh hoàng xảy ra với con đứa con thứ 2 của mình cũng như cú sốc của gia đình . Tháng 6/2010, thời gian nghỉ hè có nhiều thời giờ bên con chị Hằng phát hiện mắt con có dấu hiệu bị lé. Đưa con đi chữa lé, chị xỉu ngay tại bệnh viện Quy Nhơn khi bác sĩ nói rằng, mắt phải cháu Thảo đã mù hoàn toàn, bệnh viện không thể làm gì hơn.
Khi tỉnh dậy , chị quyết định phải đưa con đi TPHCM hoặc Hà Nội để chữa bệnh dù vét sạch trong nhà không nổi 500.000 đồng. Hai vợ chồng tất tả đi mượn, vay nóng để mẹ con hành trình vào TPHCM. Cháu Thảo được xác định bị ung thư nguyên bào võng mạc mắt phải và buộc phải sớm múc bỏ con mắt đó để cứu lấy tính mạng cũng như để không lây sang con mắt còn lại.
“Lúc đó em không biết mình nghĩ gì nữa và cũng chẳng có lựa chọn nào khác. Người ta nói rằng sẽ múc con mắt của con mình, em chỉ ước mình được bệnh thay cho cháu, mất con mắt thay cho cháu. Đợt đó cháu bệnh nặng nên thời gian lâu sau mới tiến hành mổ được… Chuỗi ngày chờ đợi đó, đêm nào em cũng chỉ biết nhìn con mà khóc thôi”, chị Hằng sụt sịt nhớ lại.
Từ tháng 8/2011, sau ca mổ múc mắt, cuộc đời cháu Thảo chìm vào những ngày tháng đau thương khi chỉ còn lại một mắt. Bế con trên tay, chị Hằng không thể nhìn thẳng vào khuôn mặt con. Chị không dám đối diện với nỗi đau đó bởi sợ con thấy sự suy sụp trong mắt mẹ mà càng thêm đau đớn. Chị chỉ dám nhìn con mỗi lúc con ngủ.
Nỗi đau không thể nguôi ngoai
Mới 5 tuổi, Thảo chưa cảm nhận hết được những gì xảy ra với mình nhưng cháu bé mơ hồ biết rằng mình khác với bạn bè, khác với mọi người. “Nó bị đui, bị mất mắt đừng đến gần nó!”, nhiều lần đến trường đón con, nghe các trẻ khác nói vậy, vợ chồng chị Hằng đắng cay vô cùng. Cháu Thảo bị bạn bè xa lánh, người xung quanh khi nhìn đôi mắt cháu thì hét lên sợ hãi... như là những mũi kim đâm vào trái tim người mẹ, người bố.
Chị ít khi dám cho con soi gương nhưng cháu Thảo thấy sự “khác lạ” của mình lại rất hay đòi soi gương. Mỗi lần như vậy cháu lại hỏi bố mẹ: “Mắt của con ở đâu rồi?”. Con còn nhỏ, chị có thể đánh lạc hướng câu hỏi nhưng chị lo sợ không biết rồi đây khi con lớn lên chị sẽ phải trả lời con thế nào.
Không phải cắt bỏ con mắt là xong, những biến chứng luôn đe dọa đến tính mạng của cháu. Hàng tháng cháu Thảo vẫn phải vào hóa chất đều đặn để điều trị ung thư tại bệnh viện Ung bướu TPHCM. Đồng thời cũng phải theo dõi mắt thường xuyên vì bệnh có thể tái phát bất kỳ lúc nào…. Gia đình của chị Hằng đang đuối dần trên con đường vô cùng gian nan này.
Chị Hằng được thuê làm hương (nhang) với tiền công 40.000 đồng/ngày, chồng chị anh Nguyễn Trọng Vinh ngoài phụ vợ làm hương còn đi phụ hồ kiếm tiền. Tiền xoay xở trong gia đình không đủ, lại còn nợ nần, gom góp tiền chữa bệnh cho con… Vợ chồng họ vẫn không ngừng cố gắng từng ngày mà không biết mình có thể cố đến lúc nào.
Đợt này chị Hằng bế con vào TPHCM vì mắt cháu lại bị sưng tấy, cháu được chuẩn đoán là bị viêm vết thương phải theo dõi tỉ mỉ nếu có dấu hiệu bất thường phải quay lại viện ngay lập tức vì có thể ảnh hướng xấu đến con mắt trái. Chị Hằng ôm lấy con, đưa tay quẹt nước mắt, ngại ngần: “Hết đường vay mượn rồi chị ạ! Em chỉ sợ đây sẽ là lần cuối có thể đưa con đi chữa bệnh, mai mốt cháu bất trắc gì chẳng biết có thể còn đưa con đi được nữa hay không”.
Hiểu rằng chị không bao giờ có thể buông tay với con nhưng người mẹ đang thật sự đang bất lực… Chính chị cũng đang bị viêm thần kinh tọa, có lúc cả tháng trời đau đớn không đi lại nổi nhưng không dám chữa trị vì dành tiền lo cho con. Nhìn chị thật khó tin chị chỉ mới 29 tuổi bởi những khắc khổ, lo âu trên nét mặt.
Khám xong, hai mẹ con lại bắt xe trở về nhà ngay. Một ngày dài đi đường người mẹ nhịn ăn hoàn toàn, chỉ có thể bỏ tiền mua cho con gái ổ bánh mỳ và chai nước…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Chị Phạm Thị Thúy Hằng, thôn Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. ĐT: 01202.383.214 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)