Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Cá, cua, ốc, ếch... rất muốn nghe kinh Phật, tin không?
(08:50:20 AM 02/11/2012)
Phóng sinh (ảnh minh họa) |
Tất cả số chúng sinh được mua về, chúng tôi đựng trong các túi ni lông, riêng cá diêu hồng và cá rô phi được đựng trong thùng xốp có chứa nước. Bởi mỗi chú cá nặng trên dưới một kg, nếu thiếu nước một lát sẽ chết ngay. Cá cần nước như con người chúng ta cần không khí!
Tại trung tâm thiền xông hơi 4.000 năm, tất cả cùng có mặt. Hơn chục thành viên trong nhóm bạn và người quen cùng thắp hương, lễ Phật và sau đó chúng tôi làm lễ quy y cho các chúng sinh này. Những người có mặt hôm nay thật tâm muốn quy y cho quý vị cá, cua, ếch để họ được tái sinh vào cõi lành, để không bị đọa vào 3 đường ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.
Điểm bất nhờ và thú vị là khi chúng tôi bắt đầu tụng kinh Bát nhã và trì chú Đại bi thì cua bắt đầu bò ra khỏi các túi. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy cá quẫy rất mạnh. Có chú nhảy cả lên, xuýt rơi ra khỏi thùng xốp.
Nhiều thành viên bắt đầu chỉ chỏ, bàn tán thầm thì, quên mất cả việc cùng tụng kinh, trì chú cùng nhóm! Hầu như ai cũng cảm thấy niềm vui trong mình, cũng cảm nhận được niềm vui của tất cả các chúng sinh được phóng sinh hôm nay.
Sau khi niệm danh hiệu của Đức Phật A-di-đa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật Dược Sư và các vị Bồ-tát, chúng tôi chở cá, cua và ếch đi phóng sinh. Vì không biết rõ đường xá ở Biên Hòa nên chúng tôi vừa đi vừa hỏi đường. Cốt làm sao ra được sông Đồng Nai là được. Cốt sao để các quý vị về được với sông nước, với ngôi nhà và thiên nhiên của mình!
Điểm thú vị đầu tiên là trên đường đi, cua bò ra rất nhiều. Bò ra và bám vào chân tôi. Họ bò, bám làm tôi thấy nhột khắp 2 bàn chân và bắp đùi dưới. Tôi thấy vui quá. Có lẽ, chỉ rất tình cờ thôi tôi liên tục cười. Vừa niệm Phật vừa cười. Cười một phần vì vui khi cứu chúng sinh, phần vì thấy nhột nhột. Đúng là cua đang cù chân (chứ không phải nách) tôi! Nhột!
Đến dốc lên cầu, chúng tôi rẽ vào một ngõ nhỏ bên phải đường và từ đó tìm qua nhà dân để ra nhờ phía bờ sông thả phóng sinh. Chủ nhà hoan hỷ và tìm mọi cách giúp đỡ. Tại đây chúng tôi thêm 1 lần nữa quy y tam bảo cho quý chúng sinh này, tụng kinh Bát nhã và chú Đại bi.
Tiếp theo là cùng niệm Phật và thả chúng sinh xuống sông. Trước khi thả, một thành viên trong nhóm còn cẩn thận dặn người dân địa phương không được bắt lên ăn, kẻo phải tội.
Điểm thú vị là khi thả các chú ếch xuống, họ không muốn đi, cứ quanh quẩn bên chúng tôi. Một bạn bột miệng nói rằng, các chú ếch đang lưu luyến chúng tôi. Bạn khác lại nói rằng các quý vị đang ở lại để nghe niệm Phật. Tôi tung những chú cá diêu hồng và rô to ra xa, phía xa bờ.
Tuy nhiên, mắt tôi nhìn thấy rõ các chú quay lại, nhô dầu lên hướng về phia chúng tôi. Rõ rằng là họ hiểu kinh Phật, muốn được nghe niệm Phật. Cua cũng vậy, các vị bò khắp xung quanh bờ sông Đồng Nai, quanh khu vực chúng tôi đưa họ về nhà của họ. Tuyệt diệu làm sao!
Chiều thứ 2, nhằm đúng ngày rằm chúng tôi có mặt ở TP Hồ Chí Minh. Và thế là lại đi tìm mua ốc để phóng sinh. Vòng qua 3 nơi, cuối cùng tìm được nơi bán - chợ Phạm Văn Hai. Chị bán ốc có 4 khay ốc, chúng tôi mua hết toàn bộ. 4 khay ốc với 4 loại ốc khác nhau. Tất cả chắc khoảng hơn chục kg.
Chúng tôi cũng lại quy y cho các vị ốc, tụng kinh Bát nhã, trì chú Đại bi và tìm ra quận 7 để phóng sinh. Thực ra tôi may mắn vì lần này có em Dinh, một sinh viên quê Bến Tre, học trò của tôi biết đường ra đây nên thầy trò chúng tôi cứ việc bám theo em.
Bởi hôm trước, bữa đầu tháng, cũng tại Sài Gòn, chúng tôi xuất phát từ nhà quãng 16h30 ra chợ Bà Chiểu mua ốc và rồi tìm đường đến Thanh Đa, gần khu vực cầu Bình Triệu mà tìm mãi không được chỗ để phóng sinh. Hơn nữa bữa đó thực sự chứng kiến cảnh kẹt xe khu vực này (để đến hơn 19h tối mới về đến nhà).
Nơi phóng sinh là một bãi đất bằng, rất đẹp, có nhiều cây. Một số người đang ngồi uống cafe hay vui chơi. Có cả tiếng đàn ghi ta của một nhóm bạn trẻ. Lại trong lúc tụng kinh, niệm Phật, các chú ốc, vốn rất chậm chạp bắt đầu bò ra khỏi các túi. Nhiều vị mở vẩy (tôi gọi là miệng) ra để nghe. Thật sự là nghe. Họ thật sự đang cảm nhận.
Họ thậ sự đang muốn tu như chúng ta. Tôi nhìn thấy rất rõ cá bơi về khu vực chúng tôi. Nhìn thấy tận mắt và nghe thấy tiếng cá quẫy ngay gần bờ. Trời dần về chiều và bên kia bờ sông tiếng chuông chùa vang ngân. Chúng tôi nghe thấy rất rõ tiếng tụng kinh của quý thầy. Một buổi chiều tuyệt vời làm sao. Trời đẹp. Lòng người cũng đẹp.
Chỉ khi phóng sinh tôi mới hiểu rằng biên giới giữa sanh tử là rất gần. Các bạn có thể không tin, nhưng khi mua nửa bể cả diêu hồng, chúng tôi nghe thấy tiếng nói chuyện của ai đó “Ủa, bữa nhậu ngon quá ta. Chắc đông người lắm đây. Giá như mình được nhậu cùng!”. Họ nghĩ chúng tôi mua về nhậu.
Và nếu đúng như suy nghĩ trong đầu họ, hay nếu như chúng tôi không mua các vị cá (và cua, ốc, ếch) về thả phóng sinh, chắc chắn sinh mệnh của họ thọ không quá vài tiếng nữa. Sự sống và cái chết gần nhau thế đấy. Chỉ trong gang tấc. Chỉ cần một động tác: quyết định phóng sinh, mua mang về thả xuống sông, hồ mà cả trăm sinh mạng được cứu vớt. Thật tuyệt vời!
Chỉ khi phóng sinh và trực tiếp nhìn rồi cảm nhận niềm vui của các Phật tử đi cùng, tôi mới thấy rằng để có được niềm vui không hề khó. Cứ việc đi mua động vật về phóng sinh. Tiền nhiều mua chim, rắn, cá lớn, tiền ít thì mua ốc, mua cua. Nhưng niềm vui khi phóng sinh khó mà so sánh! Tôi cảm nhận rất rõ niềm vui lớn lao từ các bạn Tứ, Thúy, Chín, Thùy, Dinh, Liên, Vũ,... Tôi vui với niềm vui của các em.
Chỉ khi trực tiếp phóng sinh, bạn mới cảm nhận (cảm nhận chứ không tưởng tượng hay nghe kể lại) được rằng các chú cua, tôm, ốc, ếch cũng rất muốn nghe kinh, nghe niệm Phật. Và chỉ khi đó bạn mới thấy thế nào là tình cảm, là sự quyến luyến.
Họ có hiểu ta nói không? Họ có biết tấm lòng của ta không? Và ho có biết rằng sinh mạng của họ đã được cứu khỏi lưỡi hái của tử thần không? Tôi tin chắc chắn 100% rằng có.
Viết đến đây, tôi chỉ mong rằng nếu mỗi chúng ta có thể ăn chay lấy 4 ngày trong 1 tháng, thậm chí 2 ngày: mồng 1 và rằm thôi, thì đã bớt sát sinh được bao nhiêu rồi. Bạn cứ nhân lên cới dân số 90 triệu người con đất Việt mà xem. Còn nếu mỗi chúng ta một tháng chỉ bỏ ra 1% lương để phóng sinh thì số lượng chúng sinh được cứu nhiều đến chừng nào!
Hiện nay trên thế giới (và cả Việt Nam ta nữa) đã có nhiều ngày lễ. Ngay trong tháng 10 này đã có ngày doanh nhân, ngày phụ nữ,... Vậy thì tại sao không có thêm ngày Phóng sinh.
Tôi đề xuất, cần có NGÀY PHÓNG SINH hẳn hoi, khi đó toàn dân, ai ai cũng phóng sinh. Và biết đâu, sẽ có ngày phóng sinh trên toàn cầu! Tôi mơ đến ngày đó, và biết đâu, bạn - người đang đọc bài viết này là những thàng viên nòng cốt cùng với tôi vận động để có ngày này.
Và tôi cũng mơ đến ngày song hồ bớt ô nhiễm để chúng ta đỡ phải đi quá xa, mất quá nhiều thời gian mới tìm được đia điểm phóng sinh như chúng tôi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.