Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
"Bình sữa nhân ái" góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng
(12:50:21 PM 14/11/2015)"Bình sữa nhân ái" góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng -Ảnh minh họa: TL
Nhờ có cốc sữa đậu nành miễn phí, số trẻ em đến trường tăng từ 75 học sinh lên 253 cháu, tỷ lệ 45% số trẻ suy dinh dưỡng cách đây 4 năm hiện chỉ còn dưới 7%.
Trường mầm non xã Quảng Lạc chỉ nằm cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 10 km, nhưng cuộc sống người dân địa phương vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Quanh năm gắn bó với ruộng nương, nhiều người cũng không chú trọng tới chuyện học tập của con cái. Ngoài nguyên nhân là điều kiện kinh tế khó khăn, đường đi lại xa xôi, trước đây phần lớn người dân cho rằng trẻ em chỉ cần đi học mẫu giáo khi đã 5 tuổi, chủ yếu để làm quen trường, lớp trước khi bước vào bậc tiểu học. Việc vận động trẻ đến trường là một trong những bài toán khó với các cô giáo trường mầm non Quảng Lạc.
C ô Loan Thị Thao, Hiệu trưởng trường mầm non Quảng Lạc cho biết: Trước đây, chỉ có 75 học sinh ở tất cả các lứa tuổi đến học tại trường. Mặc dù các cô giáo đã đến từng gia đình vận động, thông qua các buổi họp thôn để tuyên truyền cho các phụ huynh đưa trẻ đến trường, nhưng sĩ số vẫn không tăng. Mọi chuyện đã thay đổi từ năm 2011, khi một cá nhân tặng trường 16 triệu đồng để làm quỹ mua sữa cho trẻ uống miễn phí. Từ đó, nhà trường đã quyết tâm duy trì để dòng sữa nhân ái này “chảy mãi”. Kinh phí không đủ để mua sữa bột hay sữa tươi, các cô giáo đã có sáng kiến mua nguyên liệu về tự làm sữa đậu nành cho các con uống. Một cốc sữa tự làm chỉ hết khoảng 1.000 đồng nguyên liệu, nhưng đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Cô Phùng Thị Sen, Hiệu phó Trường mầm non Quảng Lạc cho biết: Bình sữa nhân ái được thực hiện từ năm 2011, từ khi có chương trình này việc huy động trẻ đến trường rất cao. Đầu tiên trường chỉ có 75 học sinh, sau đó dần dần tăng lên 95, 115 học sinh và đến nay toàn trường đã có trên 250 học sinh theo học. Mỗi ngày trẻ đến trường được uống một cốc sữa đậu nành miễn phí, vì vậy phụ huynh cũng tích cực đưa con đến trường hơn và hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ đi học mẫu giáo sớm hơn so với trước đây.
Bà Tô Thị Hoài, phụ huynh học sinh trường mầm non Quảng Lạc cho biết, bà rất tin tưởng khi gửi con ở trường mầm non Quảng Lạc. Các con đến trường học, khi về nhà các cháu đều vui chơi, ăn uống khỏe mạnh, ít ốm đau hơn.
Hàng ngày, vào buổi chiều, học sinh trường mầm non Quảng Lạc đều háo hức chờ đợi đến giờ để được uống một cốc sữa đậu nành 150ml. Sữa đậu nành được các cô giáo chế biến vào buổi sáng hàng ngày với đỗ tương, lạc, vừng đảm bảo chất lượng.
Cô nuôi Đoàn Linh Nhâm cho biết: Sau khi được thông báo về sĩ số trẻ trong ngày, nhà bếp sẽ định lượng đỗ và đường để trực tiếp chế biến sữa cho trẻ. Khi chế biến, nhà bếp thực hiện theo nguyên tắc bếp ăn 1 chiều đảm bảo vệ sinh.
Số tiền của một nhà hảo tâm không đủ, các cô giáo của trường lại lặn lội đến từng tổ chức xã hội, và một số gia đình có điều kiện để vận động quyên góp. Số tiền quyên góp được không lớn, mỗi năm chỉ trên dưới 20 triệu đồng, nhưng vẫn đủ duy trì bình sữa nhân ái cho hơn 250 trẻ. Hiệu trưởng trường mầm non Quảng Lạc Loan Thị Thao cho biết: Những năm đầu tiên, nhà trường được các nhà tài trợ đảm bảo cho trẻ được uống sữa đủ 5 buổi trong một tuần. Nhưng thời gian sau đó, số trẻ tăng lên, kinh phí cũng hạn hẹp, nên trường phải giảm dần số ngày trẻ được uống sữa miễn phí xuống còn 3 ngày/tuần.
Bên cạnh bình sữa nhân ái, để thu hút trẻ mầm non đến trường và cải thiện cơ sở vật chất, các cô giáo còn mày mò làm đồ chơi, dụng cụ học tập cho trẻ. Nhà trường và phụ huynh tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để sáng tạo ra các đồ chơi như xích đu, bập bênh, bể cát, đích ném bóng rổ...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.