Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Bà Sáu Chanh gần 30 năm trị rắn cắn cứu người
(09:07:50 AM 19/01/2013)Nghề gia truyền
Từ trung tâm của phường Thới An, chúng tôi khá vất vả khi đi tìm nhà bà Chanh. Vì khu vực nhà bà Chanh hẻo lánh, phải qua một chuyến phà rồi băng qua con đường quê. Một người dân ở khu vực Thới Bình bảo: "Ở xóm này, hỏi nhà bà Chanh chắc ít ai biết tên, nhưng nếu hỏi nhà bà chuyên trị rắn cắn Sáu Mía thì dân ở đây rành lắm. Vì người dân xung quanh vùng này đều biết biệt tài trị rắn cắn của bà". Nhà bà nằm giữa cánh đồng lúa xanh mướt. Khi đến nhà, chúng tôi thấy vợ chồng bà đang lui cui chăm sóc vườn trồng thuốc.
Ông bà trông thật giản dị với cốt cách của người nông dân Nam Bộ. Bà Chanh tuy đã 71 tuổi nhưng còn trẻ, khỏe, da dẻ hồng hào. Bà Chanh cười bảo: "Biệt danh Sáu Mía là của chồng tôi. Lúc hai vợ chồng lấy nhau rồi dắt díu về vùng đất này trồng được 6 công (1.000m2/công) mía. Giờ thì không còn trồng mía nữa mà chuyển sang trồng cây ăn trái. Hồi xưa, cha tôi hay dùng tên các loại trái cây đặt tên cho con cái trong nhà. Tên Chanh của tôi cũng từ đó mà ra".
Khu vực trước nhà rộng khoảng 20m2, được bà Chanh tận dụng trồng nhiều loại cây thuốc chữa rắn cắn như: cây é tía, đỗ trọng, cây chó đẻ, cỏ ống, ráng đồng tiền… Theo lời bà Chanh, bà là đời thứ 5 nối nghiệp gia truyền trị rắn độc cắn. Bà ngoại của bà Chanh là Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Mót lúc còn sống cũng từng chữa rắn cắn cứu người. "Lúc lên 8 tuổi, tôi hay phụ bà ngoại đi hái thuốc. Dần dần khi càng lớn và hiểu chuyện, tôi nguyện sẽ giống như bà, trị rắn cắn giúp mọi người", bà Chanh bộc bạch. Thế là đến năm 42 tuổi, bà Chanh bắt đầu hành nghề cứu người bằng những bài thuốc gia truyền.
Vợ chồng bà Chanh bên cây thuốc ráng đồng tiền mọc đã 20 năm nay, giúp gia đình bà chữa trị cho nhiều người bị rắn cắn. |
Nhiều người được cứu sống
Gần 30 năm hành nghề, bà Chanh đã cứu sống được rất nhiều người. Do có kinh nghiệm từ nhỏ, khi nhìn dấu răng của rắn trên cơ thể nạn nhân, bà Chanh biết được đó là loại rắn nào và có biện pháp chữa trị. Bà Chanh cho biết: "Nếu bị rắn hổ cắn thì 2 dấu răng khít, sâu và đen thẫm; rắn lục cắn thì 2 dấu răng thưa; rắn chàm quạp thì để lại 7-8 dấu răng…". Khi xác định loại rắn, bà Chanh bôi cồn sát khuẩn lên vết thương, rồi dùng kim để lấy răng của con rắn ra. Sau đó bà đi hái các loại thuốc có sẵn trong vườn nhà giã nhuyễn, vắt khoảng nửa cốc cho bệnh nhân uống.
Để thuốc dễ dàng lưu thông, bà cho nạn nhân uống thêm nước trà nóng, kết hợp với xoa bóp bằng dầu nóng. Ông Long, chồng bà bày tỏ: "Bà ấy kỹ lắm, chày, cối dùng giã thuốc phải sạch sẽ. Sau khi giã thuốc phải đem đi rửa và phơi liền". Nhiều trường hợp được bà Chanh cứu sống trong gang tấc. Bà Chanh nhớ lại: "Cách đây khoảng 3 tháng, chị Nguyễn Thị Loan ở khu vực Thới Thuận, phường Thới An khi từ trong nhà bước ra ngoài sân vô tình đạp trúng con rắn lục đuôi đỏ và bị nó cắn. Chồng chị đã dùng vải buộc chặt bàn chân rồi đưa đến nhà tôi". Tuy nhiên, khi đến nhà bà Chanh, nọc độc của rắn đã chạy lên khắp chân, làm chân chị Loan sưng và đau nhức. Nhưng với bài thuốc của bà Chanh, sau 3 ngày uống thuốc chị Loan khỏe hẳn.
Vợ chồng bà Chanh còn nhớ mãi trường hợp của một thanh niên 22 tuổi làm ở Nông trường Sông Hậu bị trúng nọc độc của rắn. Ông Long kể: "Hôm ấy trời chạng vạng tối, có 2 người đàn ông tìm đến nhà tôi. Một trong số đó đã bất tỉnh. Hỏi ra mới biết, trong lúc làm thịt con rắn đã chết, tay của người thanh niên này đã vô tình đụng vào răng con rắn nên trúng độc. Anh ta được đưa lên Bệnh viện quận Ô Môn nhưng có một y tá bảo rằng vợ tôi có thể trị được rắn cắn nên họ tìm đến". Thấy vậy, bà Chanh cùng chồng tức tốc hái thuốc vào giã nhuyễn rồi vắt nước cho nạn nhân uống. Nhưng người này không nuốt được, bà Chanh đã dùng ống truyền nước biển để truyền thuốc cho nạn nhân. Sau một đêm nạn nhân mới qua cơn nguy kịch.
"Đối với từng loại rắn mà tôi sẽ cho nạn nhân uống liều lượng thuốc khác nhau. Sau khi dùng thuốc, nạn nhân phải nằm nghỉ từ 1-2 tiếng để tôi theo dõi, đến khi khỏe hẳn mới cho về nhà", bà Chanh cho hay. Ông Cao Văn Ngàn, Trưởng trạm y tế phường Thới An xác nhận: "Tuy chữa bệnh bằng phương thuốc dân gian nhưng bà Chanh đã trị khỏi bệnh cho nhiều người bị rắn độc cắn".
Việc thiện cho đời
Tiếng lành đồn xa, không chỉ có người ở TP Cần Thơ tìm đến mà nhiều người ở các địa phương khác như: Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang… cũng tìm đến bà mỗi khi có người thân bị rắn cắn. Bà Chanh nhớ lại: "Cách đây 2 tháng, có một người trong tổ thuốc nam trên núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) nghe danh bà Chanh cũng tìm đến xin thuốc của bà về trồng.
Khi được hỏi cho đến nay bà đã cứu được bao nhiêu người, bà Chanh cười hiền, bảo rằng bà cũng không nhớ. Có ngày, bà chữa trị một lúc cho 3 trường hợp. Mùa lũ vừa qua, bà Chanh đã chữa khỏi cho hơn 50 trường hợp bị rắn cắn, đa số là bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Loại rắn này khi cắn người, nọc độc sẽ phát tán làm nạn nhân bị nứt da, lỗ chân lông rỉ máu, nếu không cứu chữa kịp sẽ bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
Tuy giành lại mạng sống cho rất nhiều người, nhưng gần 30 năm hành nghề, bà Chanh không hề nhận của ai một đồng tiền công nào. Thậm chí, khi người nhà đem nạn nhân đến nhờ bà chữa trị, bà Chanh còn nấu cơm nước cho ăn... Theo lời bà Châu Thị Định (cùng xóm với bà Chanh), người 6 lần bị rắn cắn và được bà Chanh chữa khỏi, bà có mang ít tiền đền đáp gọi là, nhưng bà Chanh vẫn một mực không nhận.
Bà Chanh bảo rằng: "Từ lúc theo bà ngoại học nghề, bà tôi có dạy rằng, không được lấy tiền của bất cứ người nào mà mình cứu sống, để tích đức cho con cháu sau này. Hành nghề này không chỉ nhanh tay, nhanh mắt để giành lại mạng sống cho bệnh nhân mà cần phải có cái tâm nữa"
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
- Giao lưu Chương trình “Sát Cánh Cùng Gia Đình Việt" tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Giải bóng rổ thiện nguyện kêu gọi giúp đỡ các em nhỏ bị căn bệnh bẩm sinh
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.