»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:33:05 PM (GMT+7)

Bà cụ nhặt rác và 200 triệu giúp... người dưng

(12:24:35 PM 14/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Bà nổi tiếng khắp vùng bởi việc nhặt rác đem bán để lấy tiền giúp những cảnh đời khốn khó. Bà bảo nhặt rác là công việc nhọc nhằn và độc hại, nhưng nhờ nó mà giúp được người khác nên bà luôn “khỏe cái tâm”.

Người nhặt rác kỳ lạ

 

Những tác động của cơn bão số 7 khiến thời tiết ở Thừa Thiên- Huế chìm ngập trong những cơn mưa dai dẳng. Không khí tại cảng cá Thuận An (huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) vì thế có phần yên ắng hơn mọi ngày dù lượng tàu cá ra vào cảng khá đông.

 

Bằng sự thiện nguyện thầm lặng, bà Đối đã giúp rất nhiều phận đời khó bằng tiền bán rác

 

 

Những cơn gió ngoài biển quất vào liên hồi làm khuôn mặt của hàng trăm con người biến sắc. Kẻ bán người mua, kẻ bốc người vác, ai cũng tất bật với công việc của mình trong mưa. Những bao ni lông đựng hải sản đã qua sử dụng bị vứt tứ tung, tràn xuống dòng nước buốt đen ngòm, bốc mùi tanh tưởi.

 

Trong không gian đó, tôi để ý hình ảnh một bà già vận bộ quần áo cũ kỹ chăm chỉ nhặt những bao ni lông người ta thải ra bỏ vào một bao tải lớn. Nhặt hết trên cầu cảng, bà xắn quần lội xuống nước để nhặt. Đôi tay, khuôn mặt bà nhợt nhạt vì dầm mưa, nhưng đôi mắt thì ánh lên niềm vui. Chỉ sau gần một giờ đồng hồ, bà đã gom được một lượng rác lớn và bắt đầu công đoạn giặt rác cho sạch sẽ trước khi chở về nhà.

 

Tôi vẫn sẽ nghĩ bà là một người nhặt rác như hàng vạn người làm nghề này nếu anh bạn vong niên của tôi làm nghề kinh doanh nước đá ở cảng cá không cho biết bà là người nhặt rác kỳ lạ. “Bà là Nguyễn Thị Đối, ở tận thôn Tây Trì Nhơn, xã Phú Thượng, cách cảng 10km. Bà nhặt rác không phải để mưu sinh thông thường mà để kiếm tiền giúp đỡ những người hoạn nạn, nên nổi tiếng khắp cái huyện ni”- anh bạn tôi thông tin.

 

Không muốn kể về mình nên khi gặp tôi bà rất kiệm lời. Bà bảo mình làm việc thiện xuất phát từ cái tâm nên không muốn lên báo đài ầm ĩ. Tôi phải nhờ mấy người quen của bà ở cảng cá hỗ trợ thuyết phục bà mới chuyện trò cởi mở.

 

Cách đây gần 5 năm, bà Nguyễn Thị Đối tình cờ quen một người làm nghề nhặt rác và biết nếu chăm chỉ thì mỗi tháng người làm nghề này sẽ kiếm được vài triệu đồng. Từ đó, hằng ngày ngoài một buổi đi buôn ở chợ để trang trải cho cuộc sống, thời gian còn lại bà đi khắp nơi nhặt rác đem bán lấy tiền làm từ thiện. Ngày này bà tảo tần ở cảng cá Thuận An, ngày khác lại thấy bà lom khom nhặt rác ở các chợ vùng nông thôn cách nhà hàng chục cây số. Ở đâu có nhiều rác là có dấu chân của bà.
 

Trong thời bao cấp, bà làm công nhân nhà máy thủy sản. Sau đó, nhà máy thủy sản giải thể, bà mất việc nên chuyển sang mưu sinh bằng nghề buôn bán tôm tép ở chợ.

 

Thu nhập từ buôn bán nhỏ lẻ ít ỏi trong khi con cái đông đúc nên cuộc sống gia đình bà chẳng lấy gì làm no đủ. Dù vậy bà vẫn nổi tiếng là người tốt bụng, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

 

Thường xuyên chạy chợ, tiếp xúc với nhiều người nên bà nghe nhiều thông tin về những hoàn cảnh ngặt nghèo do ốm đau, bệnh tật cần được giúp sức.

 

Một thời gian dài bà trằn trọc suy nghĩ tìm cách giúp người hoạn nạn nhưng rồi bế tắc bởi gia đình bà chưa đủ ngày ba bữa cơm mà vận động người khác cũng không dễ dàng.

 

Sống vì… người dưng

Bà Đối làm sạch rác tại nhà mình trước khi đem bán

 

Nhà bà Đối nằm sát quốc lộ 49A (TP.Huế đi huyện Phú Vang), rác chất từ sân vào đến hiên. “Rác ni mới nhặt đó, được khoảng vài tạ, xe sắp về lấy”- bà vừa kể vừa đổ bao tải rác mới chở từ cảng Thuận An về ra giữa sân để rửa lại lần nữa cho sạch. Mấy người con trai, con dâu của bà cũng xắn tay giúp mẹ làm sạch rác để kịp nhập chung một đợt với số rác đã xử lý. “Chừ mỗi tạ rác ni lông có giá 1,2 triệu đồng, nhập hết số rác ni tui kiếm được gần 4 triệu để giúp những hoàn cảnh khó khăn”- bà tâm sự.

 

Nhờ cần mẫn nên mỗi tháng bà nhặt được từ 2-3 tạ rác ni lông. Mỗi lần bán rác, bà dùng tiền thu được giúp những người mù, bệnh nhân tâm thần, trẻ mồ côi, các gia đình có người bị bệnh tật, hay gửi tới các chương trình nhân ái của báo đài trên địa bàn tỉnh. Đến nay, bà không nhớ nổi mình đã giúp bao nhiêu người hoạn nạn bằng tiền bán rác, chỉ ước chừng số tiền này đã đạt khoảng 200 triệu đồng.

 

Nhớ lại thời gian đầu đến với “nghiệp” nhặt rác, đã có lúc bà nản chí bởi sự o ép của những cơ sở thu mua. Thấy bà là mối làm ăn mới, chủ các cơ sở thường chê rác của bà không sạch để ép giá thu mua xuống còn vài nghìn đồng mỗi ký. Chán nản nhưng bà kiên quyết không bỏ nghề, bởi bà nghĩ hàng loạt phận người đang cần được tiếp sức để sống, để vươn lên. Rồi bà nghĩ ra biện pháp chống ép giá bằng cách nói với cơ sở thu mua mục đích bán rác của mình. Từ đó rác của bà không những không còn bị ép giá mà còn được cơ sở thu mua về tận nhà chở hàng.

 

Chuyện bà nhặt rác để giúp người khiến rất nhiều người cảm phục, nhưng cũng không ít người nói bà bị “khùng”, “chập mạch”, bởi gia đình chẳng giàu có gì mà lại đi lo cho người dưng. Nhưng bà bảo chuyện giúp người xuất phát từ cái tâm, nên không nhất thiết phải giàu có rồi mới làm. Mà ở đời không phải ai cũng có thể giàu có, nên nếu có tâm thì sức mình ngang đâu cứ giúp người ta ngang đó.

 

Thiện nguyện thầm lặng, chu đáo nên gần 5 năm nay, những phận người thiếu may mắn ở các hội người mù, trại trẻ mồ côi, bệnh viện tâm thần ở huyện Phú Vang và TP.Huế coi bà như người mẹ, người chị thân thiết hơn là một nhà hảo tâm.

 

“Bà… môi trường”

 

Biết bà Đối nhặt rác để làm việc nghĩa nên rất nhiều người hỗ trợ bà bằng việc báo cho bà những địa điểm đang có nhiều rác. Thậm chí có rất nhiều người thính thoảng còn thu gom sẵn rác rồi gọi điện báo cho bà về chở. Nhờ thế mà nguồn rác thu được của bà lúc nào cũng dồi dào, nên số tiền làm từ thiện từ việc bán rác lúc nào cũng ổn định. “Sự hỗ trợ của mọi người càng giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua mệt nhọc”- bà bộc bạch.

 

Bà bảo việc nhặt rác của mình là một công đôi việc, vừa có tiền giúp người hoạn nạn lại vừa góp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường. Nhiều khu vực vốn là điểm nóng về ô nhiễm môi trường do ngập ngụa rác thải ni lông, nhưng từ khi bà đặt chân đến đã trở nên sạch sẽ bởi rác được thu gom thường xuyên.

 

Trong những chuyến nhặt rác, bà còn tuyên truyền cho nhiều người về ý thức bảo vệ môi trường sống bằng việc đổ rác đúng chỗ. Vì vậy, ngoài cái tên “bà Đối rác” thân thuộc, nhiều người còn gọi bà là “bà Đối môi trường” để ghi nhận công sức tuyên truyền của bà.

 

Nghe tôi nói vui rằng nếu bà dùng tiền bán rác để xây nhà thì đến nay chắc đã xây được nhà lầu khang trang, bà bảo đã giúp người thì không thể tính toán thiệt hơn như thế. “Nhiều người thấy gia đình tui ở nhà xập xệ nên cũng hỏi như chú nhưng tui nói nếu mình dùng tiền đó để xây nhà thì được ở sung sướng thiệt nhưng chắc chắn cái tâm khó được khỏe như ri”- bà nói.

 

Rồi bà chỉ tay vào những người con đang phụ giúp mình làm sạch rác, nói tuổi bà đã gần đất xa trời nhưng bà sẽ bám việc cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng. Những người con của bà dù không ai nói ra nhưng ánh mắt của con cho bà biết chúng sẽ nối nghiệp bà thầm lặng nhặt rác giúp người khi bà nằm xuống.

 

(Theo Dòng Đời)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Bà cụ nhặt rác và 200 triệu giúp... người dưng

  • Họ và tên (20:49:51 PM 22/10/2012)Tiêu đề

    that la mot nguoi cao ca . dung la bo tat

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bà cụ nhặt rác và 200 triệu giúp... người dưng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI