»

Thứ năm, 21/11/2024, 22:21:59 PM (GMT+7)

Nhà sư giẫm gai gánh nước, xẻ đá xây chùa

(17:58:34 PM 23/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Dưới chân thì đá đang hun lửa, còn bên trên thì nắng chói chang như suối nóng đang rót xuống chiếc lưng trần, ông miệt mài mấy chục năm “cõng” nước “cõng” đất ra đảo hoang...
Tôi đến Nha Trang vào một buổi sớm, hơi lạnh, vị mặn, mùi tanh nồng của biển; tiếng lao xao của bến cá Cù Lao là những âm thanh đầu tiên chào ngày mới của thành phố. Bỗng đâu có tiếng chuông chùa văng vẳng. Tiếng chuông chùa trong một buổi sớm tĩnh mịch trên biển làm lòng người cứ nao nao. ..


Tiếng chuông chùa trên biển

 

Hỏi một ngư dân mới từ biển về, tôi được biết tiếng chuông ngoài biển đưa vào là từ Đảo Hòn Đỏ, trên đảo đó có chùa Tù Tôn. Tôi hỏi bác đường sang đảo. Bữa nay biển động, thuyền to không sang được, muốn sang  phải đi bằng thuyền thúng.

[-]Hòn[-]Đỏ[-]nhìn[-]từ[-]bờ
Hòn Đỏ nhìn từ bờ.

 

 

Nhìn chiếc thuyền thúng, đường kính chỉ cỡ 1m rồi nhìn ra biển mênh mông ngoài kia mà lòng tôi không khỏi ngán ngại. Sau hành trình khá vất vả, rồi chiếc thuyền cũng cập bến. Những hòn đá màu đỏ to lớn dựng đứng sát mép nước như một hàng chông bảo vệ đảo, men theo những bậc đá tiến lên là đủ các loại cây hoa trái, tuy bị nắng và gió biển làm táp lá không được tốt tươi như trong đất liền, nhưng màu xanh của chúng cũng đủ che rợp lối đi yên tĩnh .

 

Bước qua một cái cầu dưới là hồ nước nhỏ là đến chùa. Nếu không đang nghe thấy tiếng sóng vỗ hẳn ta sẽ quên mất mình đang ở trên đảo mà nghĩ mình đang ở trong một thiền viện nào đó trong đất liền.

 

Sau khi nghe tôi trình bày nguyện vọng của mình, Sư cô nói: Sư trụ trì đã già, giờ thường ở trong phòng cầu kinh rất ít tiếp khách.

 

Không nản lòng, tôi xin ngồi đợi ở bàn nước dưới khóm đại đang trổ bông trắng muốt . Đúng 11h, chắc sư thầy cũng cảm động sự kiên trì của khách phương xa nên đồng ý cho gặp.

 

Nhà sư với hành trình 50 năm gian khó

 

Sư Thích Viên Mãn năm nay 80 tuổi, dáng người nhỏ nhắn, gày gò. Ấn tượng của tôi về ông là đôi mắt còn rất sáng. Dưới tán bồ đề, vị sư già kể cho tôi nghe về hành trình 50 năm xây đảo của mình.

 

Sư[-]Thích[-]Viên[-]Mãn[-]
Sư Thích Viên Mãn

 

Ông người Phú Yên nhưng tu ở chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung bên cầu Hà Ra. Năm 1960, một lần sau buổi cầu kinh đêm, khi nhìn ra biển, ông giật mình thấy một đóa sen hồng rực trong đêm. Sáng ra ông tìm về phía đó, chỉ thấy trong ánh bình minh một hòn đảo hồng tươi rực rỡ. Tin rằng nơi đó có Phật, ông quyết định rời núi ra biển tu tập.

 

Ông kể, đảo nhìn từ đất liền thì đẹp vậy, nhưng địa thế rất hiểm trở. Quanh đảo là những bãi đá dựng đứng, sóng nơi đây lại đập rất mạnh nên thuyền vào gần đến bờ, sẽ bị sóng đánh va vào đá. Khi lên được đến đảo thì đây lại là một hòn đảo hoang vu chỉ có cỏ gai, đá tảng, không có nước và không một bóng cây. Dù vậy, ông đã nghĩ rằng nếu gai cỏ mọc được thì con người có thể sinh sống được.

 

Từ niềm tin giản đơn nhưng mãnh liệt đó ông bắt tay vào công cuộc khai phá. Trước tiên ông tạo một nơi tương đối bằng phẳng để dựng Phật đàn. Ban đầu là đi thu nhặt những hòn đá nhỏ. Sau phải dùng xà beng hoặc cuốc chim như các phu đường sắt. Có những hòn đá trên mặt thì nhỏ song càng đào sâu xuống chân đá càng to lớn ra, phải đào mất hàng tuần. Đá xây nền móng được tạo dựng tại chỗ, được chẻ ra từng phiến vuông vức và sắp chồng lên nhau cho thật sít để khỏi phải dùng đến vôi hồ. Lầm lũi, đơn độc, nhà sư đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt .

 

Chùa[-]Từ[-]Tôn
Chùa Từ Tôn

 

Chùa đã hình thành, nhưng nan giải nhất trong cuộc chinh phục hoang đảo này là nước.

 

Dưới cái nắng như thiêu đốt, sư Viên Mãn phải gánh nước từ bến lên đỉnh. Men theo con suối cạn, đường dốc toàn đá và gai nhọn. Có nhiều lùm gai lúc ban đầu phải dùng chân giẫm lên, gai châm tuy chảy máu đau đớn nhưng còn có cảm giác dịu mát dưới chân, chứ không dám bước chân lên những tảng đá đang bị nắng nung đỏ. Đau rát và mệt mỏi nhưng nhà sư sợ nhất là ngã. Bởi mỗi giọt nước mang lên được đây đều rất quý, vì vậy nhiều lần tuy đạp chân vào gai, đá nhọn hay trượt chân việc đầu tiên là nhà sư nghiến răng đứng thẳng để gánh nước khỏi chòng chành, rớt ra ngoài.

 

Gánh được nước lên đồi là giải quyết được một phần cơ bản nhất cho công việc khai phá hoang đảo này.

 

Nhưng muốn trồng cây thì phải có đất và hành trình gánh đất của ông bắt đầu. Ông mang thuyền đến men bờ sông Cái, qua cầu xóm Bóng chỗ đó đất tốt mà tơi xốp. Cần mẫn đào, xúc đóng thành từng bao nhỏ đưa lên thuyền và tiếp tục hành trình gánh đất lên đảo như gánh nước.

 

Ông tâm sự: - Gánh đất và gánh nước mỗi cái có nỗi vất vả riêng. Nếu gánh nước thì sợ nhất là làm đổ, chỉ chờ nước đổ là những hòn đá đang bị nung đỏ kia hút xèo một cái là hết. Còn đất, lỡ có té mà đổ thì vẫn xúc lại được, nhưng chỉ có điều, mang được lên đây đổ vào những hốc đá, sau mỗi trận mưa nước lại rửa sạch. Nhìn nước mưa đục ngàu mà xót đứt ruột.

 

Cứ thế dưới chân thì đá đang hun lửa, còn bên trên thì nắng chói chang như suối nóng đang rót xuống chiếc lưng trần, ông miệt mài mấy chục năm “cõng” nước “cõng” đất ra đảo hoang trồng cây, xây chùa.

 

Tôi hỏi ông - Ở đảo thì sợ nhất điều gì?

 

Ông cười hiền hậu: - Ở đảo sợ nhất là những ngày mưa bão, bởi lúc đó đảo sẽ bị cô lập với đất liền. Ngày mới ra đây, có lần biển động đảo hết lương thực, thầy đành men theo mép nước nhặt những cành rong bị sóng đánh văng lên để ăn. Rong sống ăn đắng và tanh rất khó nuốt nhưng nó lành, có thể dùng thay cơm được lâu. Rồi cũng có lần biển động, lúc thầy đang ra đảo. Chẳng có thuyền chỉ có tấm xốp làm phao mà thầy bị sóng cuốn đi vật lộn hai ngày hai đêm trên biển rồi mới được thuyền cứu giúp.

 

bb
Đường lên đảo rợp bóng cây

 

- Gian khổ là vậy, nguy hiểm là vậy có khi nào thầy nghĩ mình sẽ bỏ cuộc không?

 

Vị sư già hướng đôi mắt ra phía biển xa xa: Lao động cũng là một hình thức tu hành, qua lao động thầy ngộ ra được nhiều thứ. Thiên nhiên không bao giờ vô tình nếu con người hữu tình.

 

Ngước lên tán bằng lăng đang nở hoa tím biếc, thành phố Nha Trang hiện đại mờ mờ phía xa. Tôi chợt nhớ, buổi sáng trên thuyền ra đây tôi thấy người ta đang cho đổ đất, đá nhằm “lấp biển” với tham vọng nối Hòn Đỏ với đất liền. Tuyến đường toàn những đá hộc ngổn ngang như cánh tay tham lam của những con người “văn minh” muốn thâu tóm lấy hòn đảo nhỏ này.

 

Ngày nay người ta hay nhắc đến “kết nối” nhưng sự “kết nối” này là hoàn toàn không cần thiết. Xin hãy để Hòn Đỏ là viên ngọc xanh trên biển trên thay vì biến nó thành mũi đất tẻ nhạt trên bờ. Và xin hãy để tiếng chuông chùa mỗi sớm mai hòa cùng tiếng sóng, tiếng gió cầu siêu cho những con người đi biển mãi mãi không trở về, thay vì để nó bị lấn át bởi nhưng âm thanh xô bồ của cuộc sống trong kia.

Theo Pháp luật Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà sư giẫm gai gánh nước, xẻ đá xây chùa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI