Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Cô nhi viện Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam
(12:17:43 PM 30/05/2013)
“Em mơ gì trong giấc ngủ co ro
Bên hiên lạnh, gầm cầu, cuối phố?
Em mơ gì trong kiếp mù lòa
Hình ảnh mẹ, cha nhạt nhòa tăm tối?…”
Những vần thơ da diết ấy là tiếng lòng của bao mảnh đời trẻ thơ bất hạnh, mồ côi đang lạc lõng, chới với giữa vòng xoáy cuộc đời. Từng câu hỏi như từng nhịp tim đập dập dồn của tác giả khi đau đáu trong đầu về tương lai của các em.
Nghĩ và làm, thương yêu và hành động, tu học và dấn thân, có thể đây là những cụm từ khắc họa được chân dung và đức hạnh của chính người đã viết nên những dòng thơ ấy từ một trái tim vốn dĩ đã dâng trọn cho Phật Đà, nay đã dành trọn cho bao em nhỏ mồ côi, bất hạnh: thầy Thích Phước Ngọc, Trụ trì chùa Phước Quang (Vĩnh Long)-người sáng lập Trung tâm Cô nhi viện Phật giáo Suối nguồn tình thương – cô nhi viện Phật giáo đầu tiên của Việt Nam.
Sinh ra và lớn lên tại vùng ven sông Hậu (Vĩnh Long), với hơn 30 năm tuổi đời và gần 20 năm tuổi đạo, thầy Thích Phước Ngọc đã đóng góp rất nhiều cho xã hội.
Xuất gia từ khi tuổi độ quá mười, sau gần 10 năm tu học và du học, sư thầy về nước, bắt đầu tâm nguyện hoằng pháp lợi sanh. Sau đó, thầy Thích Phước Ngọc đảm trách làm Ủy viên Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Giáo Hội bổ nhiệm làm trụ trì chùa Phước Quang.
Hấp thụ những tinh hoa của bao bậc tiền nhân, vị trụ trì mới đã không cô phụ công lao khi đã dựng xây nên một Đạo Tràng A Di Đà chùa Phước Quang uy nghiêm giữa vùng đất Tam Bình. Cũng tại nơi đây, một nguồn suối khởi phát cho chí nguyện nhập thế cứu người qua bao hoạt động thiện nguyện từ tâm của thầy và tăng ni phật tử được phát huy cao độ.
Năm 2007, sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ năm khiến hàng trăm gia đình, hàng ngàn số phận con người đã bước vào thảm cảnh chỉ sau một đêm. Sau nhiều đêm trăn trở về những em nhỏ mồ côi sau đống đổ nát ấy, thầy Thích Phước Ngọc đã lập đề án, thành lập Trung tâm Cô nhi viện Phật Giáo đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam mang tên “Suối nguồn tình thương.”
Với diện tích 5.500m2, Trung tâm Suối nguồn tình thương nhận nuôi 150 em nhỏ mồ côi, “Suối nguồn tình thương” đã được thầy Thích Phước Ngọc cùng tăng ni, phật tử trong và ngoài nước cùng chăm chút từng viên gạch, bờ rào với mong muốn làm mái nhà chung cho trẻ em khốn khó. Tại đây, các em được dưỡng nuôi đều dưới 16 tuổi và đều là cô nhi, lang thang, gia đình neo đơn.
Bên cạnh đó, Trung tâm Suối nguồn tình thương cũng hoạch định phương hướng nuôi dưỡng, giáo dục văn hóa, đào tạo ngành nghề cho các em theo từng giai đoạn tuổi và sở thích. Đặc biệt, với kiểu mẫu là một Cô nhi viện Phật giáo, ngoài khu nhà ăn ở, bếp núc, Trung tâm có không gian Phật giáo riêng. Có thể kể ra đây như Niệm Phật Đường, Tôn Tương Phật Di Lặc (cao 7m) và khu Quan Âm Các với tượng đài Bồ Tát Quan Âm Thị Kính tay bồng trẻ thơ (cao 25m) - được tổ chức kỷ lục Việt Nam VietKings xác lập là cao nhất Việt Nam.
Ngoài ra, Trung tâm còn có khu trưng bày tác phẩm từ cây mù u có tuổi đời 300 năm được Vietkings và liên hiệp UNESCO Việt Nam công nhận là Kiệt Tác Kiểng Khô Kình Ngư lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam - đây là món quà cũng dường chứa đựng nhiều nhân duyên kỳ diệu của người tạc lên kiệt tác này với đại đức Thích Phước Ngọc.
Với sự kết hợp Đạo - Đời trong một không gian kiến trúc, các em được tiếp nhận nuôi dưỡng tại Trung tâm không chỉ được phát triển thể chất, trí tuệ mà còn hình thành được một đời sống tâm linh, một nhân cách tốt đẹp dưới ánh từ quang của Phật Pháp.
Mỗi một em được nhận vào Trung tâm là mỗi một hoàn cảnh thương tâm, mỗi một sinh linh bé bỏng bị bỏ rơi trước cửa Trung tâm là mỗi một nỗi niềm trăn trở của thầy Thích Phước Ngọc.
Việc nuôi dạy một đứa trẻ lớn khôn vốn vất vả, nhưng khi đứa trẻ ấy có thể trạng không được bình thường, hoặc có những ký ức đau buồn của tuổi thơ dữ dội và số lượng trẻ như thế ngày càng đông thì khó khăn nhân lên gấp nhiều lần. Hiểu được những gì mình đang gánh vác, Đại đức Thích Phước Ngọc miệt mài đi khắp nơi kêu gọi những tấm lòng từ tâm.
Tiếng khóc trẻ bị bỏ rơi nhớ mẹ như xé cả màn đêm u tịch, tiếng bi bô tập nói, đánh vần vang cả một góc phòng, tiếng cười khanh khách giòn tan vỡ vụn giữa cái nắng trưa hè oi ả, tiếng tụng kinh trong trẻo thêm trăng thanh… Và, giữa những âm thanh ấy còn có tiếng bước chân của người cha-người Thầy mòn mỏi gõ khắp mọi nẻo đường, đem cái tâm thắp sáng những mảnh đời bất hạnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)