»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:13:10 AM (GMT+7)

Xương thuỷ tinh, tình kim cương

(09:58:01 AM 09/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Chị – khuyết tật, mắc thêm bệnh xương thuỷ tinh, sống trong cô nhi viện từ nhỏ. Anh – không cha mẹ, lớn lên trong trại mồ côi. Họ quyết định chung sống với nhau hơn chục năm qua. Dù đối đầu với cuộc sống chồng chất thử thách, nhưng tình yêu giúp họ vượt qua tất cả.

 Những mảnh vỡ ghép lại


Ngôi nhà toàn người khuyết tật nhưng không khuyết nụ cười của chị Nga. 


Chị Nga cùng em gái song sinh và một anh trai đều bị bệnh xương thuỷ tinh từ nhỏ. Không thể đứng thẳng người, chị thường phải lết khi di chuyển. Người anh hơn chị hai tuổi cũng giống chị, cộng thêm chứng thiểu năng không thể tự chăm sóc bản thân. “Năm tôi 12 tuổi, trong chiến tranh ba anh em được bỏ vô quang gánh mang đi. Chuyện gì xảy ra chẳng nhớ, chỉ biết sau đó, mấy người lính phát hiện cả ba ở rừng cao su, họ đưa hết vô trại mồ côi ở nhà thờ Cây Dương, Thủ Đức”, chị kể, ánh mắt chuyển qua chỗ khác.

Từ khi vào trại mồ côi, chị được học văn hoá, tập chăm sóc cho bản thân và anh trai. Năm 1988, em gái song sinh bị chấn thương sọ não do trượt té và qua đời.

Cảnh ngộ của anh Thuận, chồng chị cũng chẳng may mắn hơn. Anh kể: “Năm tôi lên chín, cha mẹ trúng đạn trong một trận càn, còn tôi bị mảnh pháo trúng vào chân. Tôi được đưa vào cô nhi viện Phước Long, sau đó chuyển về cô nhi viện Hố Nai. Tôi bị tật, khập khiễng đến giờ”.

Chuyển hết từ trại mồ côi này sang trại mồ côi khác, anh gặp và yêu chị Nga tại trại mồ côi Thị Nghè, khi đó chị học xong lớp 12, còn anh nghỉ học khi hết lớp 9. Thương nhau quá nên cả hai quyết định kết hôn. Ban đầu, các dì phụ trách không đồng ý, vì lo không biết cả hai sẽ làm gì để sống. “Lúc đó yêu nhau mà, biết gì mà sợ”, chị Nga nói.

Hai anh chị trốn khỏi trại mồ côi, mang theo cả ông anh ra ngoài kiếm kế sinh nhai. Năm 1999, anh chị kết hôn trong sự lo lắng của nhiều người quen. “Lúc đó mình nghĩ chỉ cần chăm chỉ hết sức, với những nghề được học trong cô nhi viện, chắc chắn ba người tụi mình không chết đói”, anh tâm sự. Khi học nghề, chị luôn được các dì khen là may khéo, thêu đẹp tuy hơi chậm vì sức yếu. Với chiếc máy may đặc biệt mà các dì tặng, anh chị bắt đầu nhận vỏ gối, khăn bàn về thêu và may ráp rồi giao hàng cho nhà dòng. “Khi đó còn trẻ, và mới cưới nên làm việc hăng say lắm. Anh Thuận còn nhận hàng bên ngoài về may và làm mành cửa thêm, nhiều lúc đến hạn giao hàng, hai vợ chồng làm thâu đêm quên cả ngủ”, chị cười.

Khi những mặt hàng may không còn nhiều và thị lực chị không còn tốt, việc thêu thùa không còn phù hợp, chị không dám nhận hàng thuê về làm. Chị quyết định cùng chiếc xe lăn đi bán vé số. Hàng ngày chị phải lăn xe đi một quãng đường khá xa mới mong bán hết trăm tờ vé số, còn hôm nào trời mưa thì lại phải ở nhà hoặc trả vé mà về sớm. “Tưởng hoàn cảnh của mình đã bi đát rồi, thế mà có người cùng quẫn hơn.
Họ còn lừa mình lấy cả trăm tờ vé số cơ đấy”, chị chua chát kể lại thời gian đầu mới đi bán, bị một kẻ lừa mua, cầm xấp vé bỏ chạy mất!

Ngôi nhà không thiếu tiếng cười

Khi có bầu bé đầu lòng, anh chị đến bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), tính bỏ con vì lo thai nhi không lành lặn. Chị kể: “Khi đó bác sĩ khuyên đây là ơn trời ban, bé khoẻ mạnh, anh chị nên giữ”. Năm nay, Minh đã bước vào trung học cơ sở và là người phụ giúp nhiều công việc nặng cho gia đình. Minh mang lại hy vọng lớn nên anh chị quyết định có thêm bé thứ hai, dù biết mang thai và sinh nở đối với chị ngày càng rất khó khăn. Anh chị cũng đón bé Nguyên chào đời trong nước mắt hạnh phúc.




Với bàn tay không lành lặn này, chị Nga thường phải may đến 1 giờ sáng.

Năm Nguyên được hơn một tuổi, hai mẹ con bị tai nạn khi di chuyển bằng xe lăn. Khi chữa trị, bác sĩ phát hiện bé Nguyên cũng bị chứng xương thuỷ tinh. Chị khóc rất nhiều vì lo không biết sẽ chăm bé thế nào vì bản thân chị mỗi lần lên xe lăn ngồi cũng phải nhờ chồng bế. “Nhưng trời cho thế nào mình phải nhận vậy thôi. Nguyên thông minh và hài hước, nhiều khi cười bể bụng với nó”, chị vuốt đầu Nguyên tự hào. Hình ảnh lặp lại trong khoảng trống nhỏ xíu của căn nhà trong hẻm nhỏ thuộc quận Gò Vấp luôn là bé
 
Nguyên có tay hoặc chân đang được nẹp gỗ lết phía trước, chị Nga lết theo sau. Chị giúp bé vận động nhẹ nhàng và an toàn trong cái không gian vừa dùng làm nơi tiếp khách, nấu ăn và ngủ. “Nguyên hiếu động lắm, tay chân như những que tăm, mỗi lần vung quá mạnh lại phải băng bó. Thời gian bé ở nhà ít hơn thời gian bé đi nhà thương”, chị nói.
 
Việc kiếm đủ tiền sinh sống cho gia đình năm thành viên ngày càng khó. Anh đi lấy hàng giao hàng, đưa đón con đi học, chợ búa, nấu ăn, tắm rửa cho con cái và cho anh vợ. Hết việc, anh phụ may vá với chị. Ngày nào cũng thế, được chồng bế lên xe lăn, chị lại rong ruổi trên đường bán vé số. Chiều tối về nhà lại may gia công đến 1 giờ sáng. Hình ảnh cánh tay và bàn tay không bình thường của chị đưa những mũi kéo dứt khoát trên vải, bàn chân bé xíu nhấn vào motor máy may như khẳng định ý chí vượt lên nghịch cảnh của một phụ nữ chưa bao giờ đứng được thẳng lưng. Bả vai của chị thường phải nẹp gỗ.
 
Sống cùng khu phố, bà con hiểu và thương nỗ lực vượt lên nghịch cảnh của gia đình anh chị nên cũng thường giúp đỡ đón đưa Minh đi học. Nhiều mạnh thường quân và nhà chùa, nhà thờ biết hoàn cảnh cũng gửi giúp chút gạo, ít đồ ăn. Được mọi người giúp đỡ, anh chị động viên nhau làm việc cật lực hơn. “Giờ còn sức khoẻ, mình phải tận dụng. Có việc vừa sức khoẻ mà làm là vui nhất rồi. Chỉ sợ mai mốt không thể làm nổi nữa, mình không biết dựa vào ai”, chị nói.
 
Tiếng cười của chị tự nhiên, không ngượng ngùng, không cố gắng khi kể về hàng chục lần bé Nguyên gãy xương vào viện, những lần chị bị gãy xương vì té ngã, lúc nhà hết gạo hết tiền, khi trong nhà có người đau ốm bệnh tật – những khó khăn trong cuộc sống mà anh chị phải trải qua. Anh và chị luôn động viên, khuyến khích nhau cùng cố gắng, vì những gì khó khăn nhất anh chị đã vượt qua hết. Cuộc hôn nhân của anh chị đã trải qua 13 năm đầy thử thách nhưng nụ cười luôn nở trên môi. “Giờ vẫn yêu nhau mà, sợ gì chứ”, anh nháy mắt.
BÀI: KIM DUNG – ẢNH: HỒNG THÁI (SGTT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xương thuỷ tinh, tình kim cương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI