»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:10:51 AM (GMT+7)

Xót xa với hình ảnh ông lão trèo me ở Sài Gòn Tin ảnh

(18:06:11 PM 14/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Với chiếc sào chừng 1m, chiếc mũ phớt cùng chiếc túi nhỏ bên hông, ông leo lên cây me cao vút, hái những trái me chín để bán kiếm vài chục ngàn đồng mỗi ngày.

Mấy ngày nay, trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ hình ảnh đôi vợ chồng già ngày ngày trèo lên những cây me cao vút ở Sài Gòn hái trái để bán cho người qua đường.

 
Hình ảnh ông già hàng ngày bày bán những trái me trên đường phố Sài 
Gòn được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.


Gặp đôi vợ chồng này mới biết gần 30 năm qua, từ lúc ông Nguyễn Văn Thới và vợ ông, bà Ánh, (đều 60 tuổi) còn là thanh niên đã leo lên từng cây me bên những con đường tại trung tâm TP.HCM hái những trái me để kiếm sống. Vợ chồng ông Thới quê Phan Thiết, Bình Thuận vào Sài Gòn mưu sinh đã gần 30 năm.
 
Tận mắt đứng nhìn ông leo lên tận ngọn để hái, trông rất nguy hiểm. Thỉnh thoảng, ông chuyền từ cành này sang cành khác, vươn người ra xa để víu những chùm me sà xuống.
 
Ông Thới bắt đầu ngày mới bằng việc leo lên nhiều cây me cao để hái
những trái me chín.


Ông Thới chia sẻ: "Chỉ sợ sau trời mưa, cây ẩm ướt khó leo, nguy hiểm. Những cây me gần dây cao thế cũng… thấy ớn, sợ nhất là các cành mục, nếu không cẩn thận sẽ rơi xuống đất ngay".
 
 Đây là công việc mà suốt 30 năm qua ông vẫn làm hàng ngày.

Bà Ánh chia sẻ vợ chồng đang mướn nhà bên đường Nguyễn Duy Trinh, P.Phú Hữu, Q.9 với giá 1,3 triệu đồng/tháng. Hàng ngày, khoảng 3 giờ sáng, vợ chồng bắt xe buýt từ Q.9 lên trung tâm thành phố, rồi đi bộ trên các con đường để xem cây nào trái chín nhiều. Khoảng 4 giờ, trời rạng sáng, ông bắt đầu thực hiện công việc ròng rã suốt 30 năm nay vẫn làm. Sau khi hái được kha khá, khoảng 6 giờ, bà Ánh mang tới ngã 3 Ngô Văn Năm - Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1 bày bán. Bà Ánh cho biết một ngày kiếm hơn 100.000 nghìn đồng, có ngày bán ế chỉ được vài chục nghìn, ngày cao nhất thì gần 200.000 đồng.

 Ông Thời "chinh phục" những cây me cao hơn 10m rất gọn gàng.

Nói chuyện với chúng tôi bà Ánh lo lắng: “Khi ổng (ông Thới) đi hái me một mình tôi lo lắm, mặc dù có kinh nghiệm leo trèo nhưng tuổi ngày càng lớn, già yếu rồi nếu sơ sẩy một chút là nguy hiểm đến tính mạng. May mà trời thương cho 2 vợ chồng không gặp gì trắc trở”.

Hàng ngày ông bày những trái me hái được bên vỉa hè để bán cho dân
văn phòng. 


Cứ quanh năm suốt tháng, nếu me khu vực Q.1 hết trái thì ông lang thang sang Q.8 và các quận khác có cây me. Ông Thới nói “kế hoạch” của mình: “Hôm nay, ông bạn cho mượn chiếc xe máy cũ để chúng tôi đi “làm”. Đang cố gắng tiết kiệm 40.000 - 50.000 đồng/ngày, đến gần Tết này mua một chiếc xe máy cũ chở nhau đi làm cho khỏe. Khi có xe rồi sẽ mua dây xích dài xích xe vào gốc cây phòng kẻ trộm mỗi khi leo”.

Bà Ánh đã đồng hành cùng chồng trong 30 năm qua trong cái nghề có thể
nói là "độc nhất vô nhị" tại Sài Gòn.


Chúng tôi thấy khá nhiều khách đến mua, khi hỏi thì được biết mấy hôm nay trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ hình ảnh và thông tin vợ chồng ông. Chị Vi, công tác tại một công ty truyền thông, chia sẻ: "Ông Thới và vợ sáng sớm đổ mồ hôi leo lên từng cây me như thế thật nguy hiểm, ngồi cả ngày bán me giữa khói bụi xe cộ để mưu nên rất trân trọng nghị lực của họ".
Theo Infonet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xót xa với hình ảnh ông lão trèo me ở Sài Gòn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI