Xây cảng, lấp rạch làm tắt đường thoát nước của dân
(08:13:57 AM 25/06/2015)
Ông Thành chỉ vào một đoạn rạch Cái Thia đã bị lấp cạn - Ảnh: N.Ngọc
Ông Kha Ngọc Thành, tổ trưởng tổ nhân dân tự quản số 1, ấp An Phước, xã Bình An, huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) - đại diện cho trên 100 hộ dân thuộc hai ấp An Phước và An Bình, phản ảnh từ đầu mùa mưa đến nay, toàn bộ khu vực này bị ngập nghiêm trọng mỗi khi có mưa. Còn nước thải sinh hoạt hằng ngày của bà con thì thoát rất chậm, có hôm không thoát được tràn ra đường gây ô nhiễm.
Theo ông Thành, nguyên nhân do hệ thống cống thoát nước tại hai ấp An Phước và An Bình đã bị bịt kín.
Trước đây, nước mưa và nước thải sinh hoạt của bà con có hai đường thoát ra rạch Cái Thia và sông Tắc Cậu. Nhưng sau khi dự án nâng cấp tuyến đường Tắc Cậu - Minh Lương hoàn thành thì nhiều đoạn của rạch Cái Thia bị lấp. Đường cống duy nhất còn lại thoát ra sông Tắc Cậu thì bị dự án xây dựng cảng đường thủy nội địa đang triển khai lấp mất. Bà con phản ảnh thì đơn vị thi công cho đặt lại cống khác, nhưng cao trình của hố ga cao hơn bên trong nên nước không thoát được.
“Chúng tôi kêu lên xã, lên huyện rồi kêu với HĐND tỉnh đã nhiều lần nhưng chưa thấy ai quan tâm giải quyết. Hiện tại nước thải chỉ còn cách xả tạm qua mấy nền nhà trống trong khu dân cư, nếu người ta xây nhà trên đó nữa là coi như tiêu” - ông Thành cho hay.
Người dân tổ 1, ấp An Phước tự chống ngập bằng cách mạnh ai nấy đổ ximăng nâng nền hẻm - Ảnh: N.Ngọc
Không chỉ chịu cảnh nước ngập, người dân ấp An Phước còn phải sống chung với tình trạng ô nhiễm do khu vực này có cơ sở chế biến mực tươi Ba Dũng thường xuyên đổ nước rửa mực ra đường rất hôi thối. Ngoài ra còn có một cơ sở sơn bình gas cũ cũng gây ô nhiễm không kém cơ sở chế biến mực tươi.
Trao đổi với pv, ông Nguyễn Văn Sạch - chủ tịch UBND huyện Châu Thành - cho biết huyện đã tiếp thu và ghi nhận bức xúc của bà con ở xã Bình An về tình trạng nước ngập. Huyện vừa tổ chức đấu thầu và đang chuẩn bị khởi công xây dựng cống thoát nước mới đổ ra rạch Sóc Tràm.
Riêng về tình trạng ô nhiễm nước thải, bụi và tiếng ồn của hai cơ sở chế biến mực và sơn bình gas, ông Sạch cho hay UBND huyện đã có chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra và buộc chủ cơ sở phải tuân thủ quy định về môi trường, nếu tiếp tục vi phạm sẽ xử phạt theo quy định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.