Tuổi già đơn độc dưới mái hiên
(10:21:39 AM 02/04/2012)
Cụ Trần Văn Liêu chỉ mong có con cái ở chung, chăm sóc - Ảnh: Bảo Ân |
Mắt cụ đã lòa nhiều, chân không đi lại được và hầu như chỉ bò lết. Mọi việc ăn uống, vệ sinh cá nhân cụ ráng tự làm lấy. Thi thoảng mới có con gái của người vợ sau với đứa cháu đến thăm và giặt giũ quần áo. Nhiều lúc đói quá cụ phải bò ra đường xin hàng xóm chén cháo, miếng cơm cho đỡ đói. Mấy tháng trước, tủi thân quá, cụ đã tự gí điện vào tay để tự tử, may là có người phát hiện cứu kịp thời. Tuy nhiên bác sĩ đã phải cắt bỏ hai đốt ngón tay bị hoại tử của cụ.
Bà Bảy, người hàng xóm, nhìn cảnh cụ ngậm ngùi: “Nhiều khi ổng đói lại tủi thân nên kêu khóc suốt đêm. Lúc vợ chết, mình ổng làm lụng vất vả nuôi sáu, bảy người con, vậy mà nay không có người con nào ở chung chăm sóc cho cha”.
Thấy chúng tôi đến hỏi chuyện, cụ khóc nấc lên. Hai hàng nước mắt chảy ra nơi khóe mắt đầy nếp nhăn, cụ nói: “Giờ tôi già rồi, ăn uống chẳng là bao, chỉ tí nước cháo qua ngày thôi mà. Tôi chỉ mong có đứa con nào về ở cùng thôi... Giờ đây con cái không đứa nào nuôi, chúng lại không cho tôi bán nhà thì tôi lấy tiền đâu mà sống qua ngày. Chẳng lẽ tôi cứ xin cơm cháo hàng xóm mãi”.
Nhà người con gái lớn của cụ nằm cách nhà cụ không xa. Bà Trần Minh Tuấn (53 tuổi, đang là điều dưỡng tại Bệnh viện An Bình, Q.5) tâm sự trong làn nước mắt khi nói về tình cảnh của cha mình: “Tôi và các em vẫn có lo cho cha, thỉnh thoảng vẫn cho tiền cha nhưng đúng là chúng tôi không thể trực tiếp chăm sóc và không thể ở chung với ông được. Đã lâu lắm rồi tôi không ở chung với cha nữa, tính cách cụ cũng có nhiều điều trái ngược lắm. Từ trước giờ cha tôi giáo dục con cái chỉ bằng roi vọt chứ chẳng có tình cảm bao giờ...”.
Bà nói tiếp: “Tôi có một mình, không có gia đình riêng nên chẳng màng gì tới tiền bán nhà đâu. Những đứa em khác thì tôi không biết ý thế nào. Nếu cha muốn bán nhà để sống tốt hơn thì tôi đồng ý. Giờ tôi cũng không nghĩ được cách nào khác và tôi vẫn không thể trực tiếp chăm sóc ông được...”.
Trao đổi về tình cảnh đáng thương của cụ Trần Văn Liêu, chủ tịch UBND P.7, Q.6 Nguyễn Huy Thắng cho biết: “Vừa qua phường có biết hoàn cảnh của cụ. Phường cũng từng mời đại diện gia đình tới trao đổi và gia đình có nói sẽ về chăm sóc cụ tốt hơn. Với hoàn cảnh cụ bây giờ thì phường sẽ cố gắng phối hợp với Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Phòng LĐ-TB&XH của phường và quận tìm phương án giúp đỡ cụ”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.