»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:45:59 AM (GMT+7)

Treo mạng trên bè mảng khi đến trường

(20:57:17 PM 08/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Đứng bên bờ sông Âm, đoạn chảy qua địa bàn xã Giao An, chúng tôi chứng kiến cảnh 15 học sinh (13 nữ, 2 nam) đang băng qua sông trên bè mảng để đến lớp, mà không khỏi rùng mình.


 

Vào năm học mới, mỗi ngày, hàng trăm học sinh THCS xã Giao An, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) phải vượt sông Âm bằng những chiếc bè mảng để đến trường.



Con sông Âm chảy qua địa bàn xã Giao An chia cắt thành hai khu vực (phía tả sông 3 làng, phía hữu sông 2 làng). Bên tả sông gồm 3 làng: Trô, Ang và Pắc Nặm, với hơn 300 hộ dân sinh sống. Do trung tâm xã Giao An tọa lạc bên hữu sông nên người dân 3 làng nói trên chỉ có cách duy nhất là băng qua sông mỗi khi muốn về trung tâm xã.



Phương tiện duy nhất để người dân qua sông giao thương hàng hóa, học sinh đến trường… là một chiếc bè mảng được ghép bằng những cây luồng dài gần chục mét. Để an toàn hơn, người dân dùng một dây điện to bằng ngón tay, dài hơn 100m cột chặt hai đầu vào gốc cây to bên hai bờ sông để làm điểm vịn tay (kiểu đò cáp) rồi kéo rê cả bè lẫn người khi qua sông.

 

Đánh[-]cược[-]tính[-]mạng[-]bằng[-]bè[-]mảng[-]để[-]đến[-]trường
Trẻ em xã Giao An đánh cược tính mạng với những chuyến bè mảng để được đến trường. 


Mùa này, nước sông Âm chưa dâng cao, nên đoạn sông các em học sinh thường qua rộng chỉ chừng 100m. Trên chiếc bè luồng, các em học sinh phải hò nhau lấy đà để kéo chiếc bè cùng mình vượt sông. Nhiều em, do không đủ sức khỏe để kéo bè, nhưng cũng phải vịn vào cùng các bạn. Có những em sau khi qua sông, hai lòng bàn tay đỏ rát vì bám dây đu. Bình thường, mỗi lần vượt sông, nếu gặp dòng nước hiền hòa thì các em sẽ vượt sông trong khoảng nửa giờ. Còn hôm nào có mưa, nước sông chảy mạnh hơn thì học sinh qua sông phải có người lớn đi kèm. Tính mạng của các em lúc đó thật mỏng manh trước mưa lũ.



Theo thống kê của xã, hiện nay mỗi ngày có 119 học sinh THCS của 3 làng nêu trên phải qua sông Âm bằng bè mảng. Hôm nào trời mưa, nước sông dâng cao, nhiều em bỏ học vì qua sông quá nguy hiểm.



Ông Lê Hồng Chuyên – Bí thư Đảng ủy xã Giao An cho biết: “Huyện cũng đã lập dự án và trình lên cấp trên, nhưng vẫn phải chờ, do đang cân nhắc vấn đề đầu tư cầu lớn hay cầu bé”. Một cây cầu kiên cố vượt sông Âm vẫn đang là ước mơ của người dân xã Giao An và những đứa trẻ đến trường mỗi ngày.



Theo Hồng Đức  (Dân Việt)

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Treo mạng trên bè mảng khi đến trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI