“Tôi chỉ mơ lấy được những cái đinh ra khỏi cơ thể mình”
(08:28:45 AM 19/10/2012)Nước mắt đôi vợ chồng tật nguyền
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó và có truyền thống cách mạng. Ở tuổi 26, cái tuổi tràn đầy nhiệt huyết về tinh thần vượt khó và ham làm giàu đã thôi thúc chàng thanh niên trẻ Nguyễn Văn Giáp, ở đội 7, thôn Kỳ Lọng, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia quyết tâm xây dựng đời sống ấm no, khá giả trên mảnh đất nghèo xứ Thanh. Nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với anh.
Một ngày đầu năm 2001, trong lúc đang làm thợ nề, anh bị rơi xuống đất từ độ cao 4m. Tai nạn lao động này khiến chàng thanh niên trẻ bị gãy xương sống, nằm liệt giường, đôi mắt của anh bị hỏng nặng do ảnh hưởng của hệ thần kinh, giọng nói ngọng nghịu buồn đến lạnh người khi nói chuyện với chúng tôi. Mặc dù, gia đình đã đưa anh đi Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) phẫu thuật nhưng do vết thương quá nặng nên anh không thể đi đứng được.
Hơn 11 năm nằm liệt giường, anh vẫn hi vọng ngày nào đó mình không còn là gánh nặng của người vợ tật nguyền nữa. Và hơn bao giờ hết, anh càng thấm thía tình cảm ngọt bùi sẻ chia của anh em, bạn bè, hàng xóm đã giúp anh vượt lên nỗi đau, để có thêm ý chí, nghị lực để hàng ngày vật lộn với tử thần. Căn nhà tình nghĩa anh đang ở được Nhà nước hỗ trợ cho gia đình có công với cách mạng và sự đóng góp của dân làng nay đã xuống cấp, không có tài sản gì đáng giá. Anh nằm đó trên chiếc chiếu đã rách mòn. Thỉnh thoảng, anh được ngồi trên chiếc xe lăn đã hư hỏng để đi lại trong nhà.
Vợ anh, chị Nguyễn Thị Đông (39 tuổi) cũng mang phải nỗi đau tật nguyền. Chị Đông bị mù mắt phải do di chứng đau mắt đỏ hồi bé để lại. Lúc mới cưới nhau, anh chị mong có đứa con đầu lòng, nhưng sinh linh bé bỏng vĩnh viễn rời xa anh chị sau khi chào đời được 20 ngày. Vợ chồng lại an ủi nhau: trời sẽ không phụ lòng người, mình may mắn hơn rất nhiều người khác vì đã nhìn thấy khuôn mặt dễ thương của con. Năm 2000, vợ chồng anh vui mừng khôn xiết khi chị Đông sinh được bé gái Nguyễn Thị Nhàn kháu khỉnh.
Vợ chồng tật nguyền kiếm miếng ăn đã khó, nay thêm thành viên mới, chị Đông càng vất vả hơn khi một mình chèo chống nuôi chồng bệnh tật, con gái học hành và chăm sóc người mẹ chồng đã già yếu. Quanh năm vật lộn với 5 sào ruộng, chị Nhàn đi khắp nơi làm thuê kiếm thêm đồng tiền.
Trên mảnh đất nghèo này, con người sống với nhau bằng tình cảm chân thành, ấm áp. Những ngày mưa rét, mất mùa bà con hàng xóm thương tình, thỉnh thoảng cho anh chị lon gạo, bó rau… để vượt qua cơn đói khát. Anh em nội ngoại nghèo quá cũng chẳng giúp được gì cho vợ chồng anh chị.
Mong một phép màu
Lúc trái gió trở trời, anh Giáp lại lên cơn nhức mỏi bởi trong người vẫn còn có hơn chục cái đinh, những thanh nẹp vít đã lồi ra trên cơ thể gầy gò ốm yếu. Chị ngồi xoa bóp cho anh mà nước mắt nhạt nhòa, thương chồng thương con nhưng cũng chỉ biết lặng nhìn, trách mình bất lực. Chị Đông đang thấp thỏm lo âu vì khoản nợ hơn 40 triệu đồng vay ngân hàng từ lúc anh Giáp đi bệnh viện, mua thuốc men cho anh.
Chị nói đầy buồn tủi: “Lãi mẹ đẻ lãi con, biết bao giờ mới trả hết nợ”. Nay chị muốn đưa anh đi bệnh viện tái khám, rồi lấy những chiếc đinh ấy ra khỏi cơ thể thì cần một khoản tiền rất lớn. Nhưng ước mơ này có lẽ khó trở thành hiện thực.
Còn anh Giáp, anh muốn làm điều gì đó giúp vợ, giúp con nhưng dường như là quá sức khi chính anh còn không giúp gì được cho bản thân mình. Anh nghẹn ngào: “Tui mong được đi viện để lấy nó ra, chết cũng cam lòng chứ để như vậy thì đau hơn chết. Mà chết cũng tốt chứ sống mà bất lực, ăn bám vào vợ, làm vợ con phải khổ sở, đói ăn, túng thiếu… thì sống làm gì?”. Anh nói vậy, nhưng chúng tôi vẫn hi vọng có phép nhiệm màu nào đó giúp gia đình anh chị vượt qua chông gai, thử thách.
Như thấu hiểu được nỗi đau thể xác của bố và sự vất vả của người mẹ mù, đứa con gái Nguyễn Thị Nhàn (học lớp 7) rất ngoan ngoãn, chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ. Trong bảy năm liền, em luôn là học sinh khá giỏi của trường, được thầy cô, bạn bè yêu thương. Đi học về, em giúp mẹ làm việc nhà. Lúc rãnh rỗi, em tranh thủ học bài và chăm sóc bố. Sợ bố buồn, Nhàn chẳng dám đi chơi đâu mà quẩn quanh bên bố, kể chuyện học hành, bạn bè… Hỏi về ước mơ của mình, Nhàn thủ thỉ: “Em chỉ muốn làm bác sĩ thôi ạ! Là bác sĩ, em có thể chữa bệnh cho bố, cho mẹ, cho mọi người trong xóm nhưng nhà em nghèo quá…!”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.