Tỉ phú ve chai chưa thể thành tỉ phú
(09:21:24 AM 28/04/2015)
Bà Hồng vẫn đi mua ve chai mưu sinh vào trưa 27.4 - Ảnh: Công Nguyên
Thế nhưng, bất ngờ sáng 27.4, Công an Q.Tân Bình mời vợ chồng bà Hồng lên thông báo tạm hoãn vì còn tiếp tục xác minh.
Xuất hiện người đến nhận tiền
Sở dĩ có sự bất ngờ ở “phút 89” là do bà Phạm Thị Ngọt (42 tuổi, ngụ H.Hóc Môn) đến công an trình báo về việc số tiền 5 triệu yen Nhật trên là của chồng bà trước kia làm ở Nhật gửi về cho bà, rồi bà giấu trong máy nghe đài nhưng quên. Khi máy nghe đài hư thì người thân bà không biết nên đem bán ve chai. Ngày 14.4, bà Ngọt có đơn gửi đến Công an Q.Tân Bình xin nhận lại số tiền trên. Do tiếp nhận thông tin từ bà Ngọt nên công an tạm hoãn việc trao trả số tiền 5 triệu yen cho bà Hồng.
Công an sẽ tiến hành xác minh thông tin, chứng cứ mà bà Ngọt đưa ra, sẽ mời chồng bà Ngọt lên làm việc để ông ta chứng minh nguồn gốc, phương thức vận chuyển số tiền trên. Nếu bà Ngọt và chồng không chứng minh được thì số tiền sẽ được trao trả cho vợ chồng bà Hồng” một cán bộ Công an Q.Tân Bình cho biết.
Theo Công an Q.Tân Bình, đây là trường hợp thứ hai đến công an xin nhận lại 5 triệu yen Nhật từ khi cơ quan công an có thông báo rộng rãi tìm chủ nhân số tiền. Lần đầu là một người đàn ông làm đơn trình bày, nhưng bị công an bác đơn vì ông này không chứng minh được tiền là của mình.
Trưa 27.4, gặp PV, bà Hồng cho biết mấy ngày nay vợ chồng bà mất ăn mất ngủ, hồi hộp chờ đợi ngày được nhận tiền, nhưng rồi trục trặc lại xảy ra. “Tôi mua thùng sắt chứ có phải máy nghe đài đâu; nhà bà ấy ở tuốt H.Hóc Môn sao lại đem tận Q.Tân Bình để bán ve chai?”, bà Hồng nêu những thắc mắc về những thông tin mà bà Ngọt đưa ra.
Đáng lưu ý, trước khi gửi đơn đến công an, bà Ngọt có đến tận nơi bà Hồng ở trọ nói số tiền trên là của bà nên đòi lại. “Bà ấy nói công an quận bảo bà xuống nhà tôi thương lượng với tôi trước, nhưng khi tôi gọi Công an P.10, Q.Tân Bình tới thì bà ấy sợ quá bỏ đi. Tôi có gọi hỏi anh công an thụ lý hồ sơ thì anh ấy bảo không hề hướng dẫn ai xuống nhà tôi để thương lượng cả”, bà Hồng kể.
Có thể bị xử lý hình sự !
Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định, trường hợp này người phụ nữ nộp đơn yêu cầu có nghĩa vụ phải chứng minh số tiền trên là thuộc sở hữu hợp pháp của mình. Người này cho rằng tiền do chồng ở Nhật gửi về thì phải chứng minh được nguồn gốc cũng như phương thức gửi tiền. Nếu gửi qua ngân hàng phải có chứng từ của ngân hàng; nếu gửi bằng các phương thức khác cũng phải có đầy đủ chứng từ hợp pháp. “Điều lưu ý là nếu xác định đây là ngoại tệ gửi từ nước ngoài về thì nhất định phải được gửi theo đường hợp pháp, tức qua ngân hàng hoặc dịch vụ hợp pháp, nếu đem về trực tiếp thì phải khai báo với cơ quan chức năng. Mọi cách thức chuyển tiền về theo đường bất hợp pháp đều không được pháp luật công nhận. Thậm chí, với số tiền lớn như vậy, người vận chuyển tiền có thể bị xử lý hình sự theo điều 154 bộ luật Hình sự về tội "vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” - theo luật sư Chánh.
Bà Hồng cũng cho biết gần đây có một người đàn ông trên 40 tuổi thường xuyên gọi điện cho bà, tự xưng là tiến sĩ đang làm việc ở một công ty của Nhật tại VN.
“Người đàn ông này yêu cầu tôi trả số tiền cho ông ta để gửi về Nhật, rồi công ty ông sẽ giúp tôi công ăn việc làm, hoặc hỗ trợ tiền kinh doanh. Ngoài ra còn có nhiều người gọi điện đe dọa hoặc đến tận nhà để xin tiền hoặc yêu cầu trả tiền, trong khi tiền thì công an đang giữ” bà Hồng nói.
Bà Ngọt chỉ nghe chứ chưa từng thấy 5 triệu yen Nhật
Tối 27.4, PV đến xã Xuân Thới Đông, H.Hóc Môn gặp bà Phạm Thị Ngọt.
Bà Ngọt kể, đầu năm 2012, bà và ông Afolayan Caleb (48 tuổi, quốc tịch Nam Phi) kết hôn, chung sống với nhau. Trước đó, ông Afolayan Caleb là giáo viên dạy tiếng Anh và buôn bán phụ tùng ô tô tại Nhật.
“Trong thời gian chung sống tôi thường hay nghe chồng nói có 6 triệu yen Nhật chứ không phải 5 triệu yen, nhưng cất giấu ở đâu ông ấy không nhớ. Ông chỉ nhớ loáng thoáng là cất trong một cái hộp gì đó. Trước năm 2009, ông đã từng chuyển nhà nhiều lần từ Q.1 đến Q.12 và cuối cùng là H.Hóc Môn nên không nhớ để tiền ở đâu. Cuối năm 2012, ông bị bệnh phải điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy, ông bảo tôi về nhà cố gắng tìm cho bằng được số tiền này nhưng tôi tìm hoài vẫn không thấy”, bà Ngọt nói.
Theo bà Ngọt, tháng 6.2013, do mẹ bệnh nên ông Caleb trở về nước và đến nay chưa quay lại VN. Trước khi về nước, ông dặn bà đừng bán bất cứ vật dụng gì trong nhà. Nhưng ngày 1.9.2013, trong lúc dọn nhà, bà Ngọt đã đem một cái máy nghe nhạc cũ của ông để trong góc nhà cho một người anh họ. Sau đó, người anh họ này đã đem máy về Q.Bình Tân bán cho một người buôn ve chai.
Chúng tôi hỏi bà tại sao đến hôm nay mới nộp đơn yêu cầu, bà Ngọt nói cách đây một năm, bà có thấy thông tin trên mạng nhưng không quan tâm. Đầu tháng 4, tình cờ lên mạng đọc kỹ lại thông tin bà mới sực nhớ lời chồng, nên đến nhà bà Hồng hỏi thăm, đồng thời đến Công an Q.Tân Bình trình báo. Bà Ngọt còn cho biết bà vừa gọi cho chồng thông báo về sự việc, hiện ông Caleb đang làm đơn từ, cũng như giấy ủy quyền gửi về VN để bà thay ông làm các thủ tục.
Tuy nhiên, bà Ngọt nói cũng chỉ nghe chồng nói vậy chứ bà chưa từng thấy số tiền yen Nhật đó ra sao. Bà cũng không biết tiền của chồng có nguồn gốc từ đâu, làm thế nào ông này chuyển tiền về VN.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.