Thương binh nặng và tình yêu với rừng
(14:44:36 PM 19/09/2012)Chinh phục đồi hoang
Sau nhiều năm chiến đấu ở chiến trường B và bị thương, năm 1973, ông Lữ Xuân Toàn giải ngũ. Trở về địa phương, có lúc tưởng chừng ông không thể vượt qua những cơn đau nhức do vết thương tái phát. Nhưng nhìn cảnh vợ con nheo nhóc, đói ăn thường xuyên, ông không cam lòng. Xoay xở đủ nghề: Đi xây, chăn nuôi, hái măng bán... nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo...
|
Ông Lữ Xuân Toàn chăm sóc rừng của gia đình. |
Vùng đất Thạch Giám quê ông từ bao đời nay, người dân sống chủ yếu bằng nương rẫy. Lúc nông nhàn, bà con vào rừng kiếm củi, chặt phá rừng tự nhiên, rừng dần dần chỉ còn cỏ hoang, đồi trọc. Không chấp nhận với thói quen cũ kỹ hằn sâu trong nếp sống, nếp nghĩ của người nông dân, ông trăn trở tìm hướng đi mới với suy nghĩ phải làm giàu vốn rừng cho quê hương, lấy rừng để nuôi sống mình.
Trước hết, ông bàn với vợ, con nhận đất trồng rừng và thông qua Hội Cựu chiến binh (CCB) tín chấp cho vay để phát triển dự án kinh tế rừng, làm trang trại. Vậy là ông nhận 10ha đồi hoang, đất cằn đá sỏi cách nhà hơn 1km để khởi nghiệp. Khi mới vào làm, khu vực này toàn lau lách hoang sơ không một bóng người, ngay đến vợ ông cũng khuyên can: Chẳng thà ở ngoài này đói no còn có anh có em, chứ vào đó chết rục cũng chẳng ai hay… Biết bao đêm trằn trọc bàn cãi trong gia đình, cuối cùng ông quyết định vào đây bám trụ. Ngày này qua ngày khác, vợ chồng ông phát quang bụi rậm, gai góc, bẫy đá, đào hố trồng cây.
“Những ngày đầu gặp muôn vàn khó khăn, vất vả. Tôi phải tiết kiệm từng xu để thực hiện ước mơ trồng rừng. Trồng rừng không phải cứ cắm cây xuống là xong mà phải học. Tôi đã đi bộ cả chục cây số đến lâm trường huyện học hỏi kỹ thuật, mà ở thời điểm đó vết thương do chiến tranh để lại đôi lúc lại tái phát nên vô cùng cực khổ”- ông Toàn nhớ lại.
Tỷ phú và tình yêu rừng
Hơn 10 năm trời khai phá, đất không phụ công người, hơn 10ha đất trống, đồi trọc đã phủ đầy màu xanh của cây nguyên liệu như bạch đàn, tràm, keo. Ngoài ra, ông Toàn còn đầu tư nuôi hơn 50 con bò, 200 con gà, đào ao thả cá. Đến nay, ông đã trả hết số tiền vay và hiện từ trang trại này, mỗi năm gia đình ông có thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng. Đó là nguồn thu nhập không nhỏ đối với người dân những xã vùng rừng ở miền tây xứ Nghệ.
Ông Vi Tân Hợi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương ghi nhận: “Cách làm của ông Toàn rất hay, có tính chiến lược, có thể giúp phát triển kinh tế cho những địa phương có thế mạnh về kinh tế rừng. Ông Toàn là tấm gương sáng của Hội CCB trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Giờ ông Toàn đã hơn 70, cái tuổi "xưa nay hiếm" nhưng hàng ngày vẫn thấy ông có mặt trong trang trại để giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc rừng trồng. Ông cho biết: "Tình yêu rừng đã thấm vào da thịt tôi từ lâu. Tôi trồng rừng không chỉ để mưu sinh mà còn góp sức mình giữ gìn, bảo vệ rừng mãi mãi xanh tươi vì cuộc sống của con người".
Người thương binh Lữ Xuân Toàn không chỉ đi đầu về trồng rừng giỏi, mà còn vận động người dân trong xã cùng bắt tay vào việc phủ xanh đồi trọc trên chính mảnh đất quê hương mình. Chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm qua quá trình "sống chết" với rừng, ông động viên nhiều người dân trên địa bàn xã, huyện cùng góp phần tháo gỡ thế độc canh cây lúa, cũng như khắc phục tiềm năng đất lâm nghiệp đã hoang hóa và các hành vi tác động tiêu cực vào rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)