»

Thứ sáu, 22/11/2024, 21:16:16 PM (GMT+7)

Tai ương đổ xuống phận nghèo

(10:11:39 AM 27/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Hai bà cháu dắt díu nhau xuống thành phố Hà Tĩnh, gõ cửa nhà chùa, nhà thờ mong kiếm được ít tiền để khăn gói ra bệnh viện Hà Nội nhưng rồi mẹ của đứa bé đã bị bệnh viện trả về vì không đủ tiền phẫu thuật...

Hai năm trời, kể từ khi vụ tai nạn kinh hoàng giáng xuống đôi vợ chồng trẻ anh Nguyễn Văn Hà, chị Phạm Thị Tâm, ở xóm 9, huyện Hương Giang, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã làm cho gia đình này lâm vào cảnh cơ cực trăm đường. Người chồng thiệt mạng, còn người vợ đã trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật vẫn chưa phục hồi.

 

Vừa phải lo chăm đứa cháu nhỏ, vừa chạy tiền theo con đi bệnh viện, ông bà Phạm Văn Khấu, Nguyễn Thị Tự (cha mẹ đẻ của chị Tâm) đã sức cùng lực kiệt.

 

 

Đứa trẻ mồ côi cha bên người mẹ nằm liệt giường (Ảnh Mai Thủy)

  

Cuộc sống của người dân nơi đây chỉ nhìn vào mấy sào ruộng ở vùng rốn lũ Hương Khê vốn đã nghèo khó. Nhưng cảnh nhà bà Tự còn vất vả hơn vì chồng bà bị mù hơn 20 năm nay. Nhà lại không có con trai nên mọi việc nặng đều dồn lên vai bà mẹ tảo tần.

 

Chị Phạm Thị Tâm là con gái lớn, do không có điều kiện theo đòi việc học hành nên khi học đến cấp 3 làphải bỏ dở chừng đi làm công nhân cho một nhà máy giày da ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007, chị Tâm lấy chồng cũng là công nhân, sau một năm sinh được cháu Nguyễn Phương Thảo. Khi cháu tròn 1 tuổi vì điều kiện vợ chồng đều phải đi làm nên chị Tâm đưa con về quê gửi cho bà ngoại. Có đứa cháu nhỏ, bà thêm niềm hạnh phúc để xua đi bao nỗi vất vả lo toan.

 

Vậy nhưng, nỗ tai ương lại tiếp tục giáng xuống những mảnh đời bất hạnh. Năm 2009, vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã cướp đi tính mạng của người chồng, còn chị Tâm bị gãy nát nửa người thập tử nhất sinh. Suốt 1 năm chị Tâm phải điều trị khắp các bệnh viện ở Sài Gòn. Ở nhà bà Tự chạy vạy ngược xuôi, vay khắp người thân, bạn bè rồi đến ngân hàng. Dù khổ cực đến mấy bà cũng tự nhủ phải cứu lấy đứa con gái đáng thương.

 

Bà bộc bạch với chúng tôi: “Nó có tàn phế thì tui cũng không muốn mất con  để đứa cháu phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ”.

 

 

Bà Tự (mẹ chị Tâm) đang bế cháu kể về gia cảnh trong hai hàng nước mắt (Ảnh Mai Thủy)

 

Rồi bà bày tỏ cảnh cùng cực trong giọng kể não nề: “Trải qua hàng chục lần phẫu thuật sọ não, xương đòn, xương đùi cho con, cả 3 con trâu là cơ nghiệp lớn nhất đều phải bán, còn đồ đạc thứ gì có chút giá trị trong nhà cũng đội nón ra đi. Đến năm 2010 con Tâm nhà tui tạm bình phục. Những tưởng của mất người còn. Ai ngờ chỉ ít tháng sau vết thương tái phát khiến nó phải chịu nhiều cơn đau dày vò suốt ngày đêm”.

 

Thế là bà Tự lại tiếp tục chạy vạy tiền nong cho đứa con gái ra Bệnh viện 108 Hà Nội. Sau 2 tháng điều trị, Bệnh viện chỉ định phẫu thuật thay khớp háng và nối dây chằng đầu gối với tổng số tiền sau khi trừ bảo hiểm là 70 triệu đồng.

 

“Nghe nói lần phẫu thuật này nữa là về nhà nó sẽ hết đớn đau, có thể nhúc nhắc vào ra nhưng lần này thì tôi chẳng còn biết xoay xở như thế nào nữa bởi gia đình món nợ đã lên đến gần 100 triệu đồng rồi. Mấy tháng nay, tôi đã đi khắp nơi cầu cứu nhưng cũng chỉ xin được chút tiền để lo đủ ăn uống, đi lại trong bệnh viện còn hằng ngày chỉ chống chọi cầm cự bệnh tật bằng thuốc giảm đau. Mới đây, nó gọi điện về bảo tôi đừng cố chạy vạy nữa. Nợ cũ còn nguyên đó chưa biết lấy đâu mà trả, có vay cũng chẳng ai cho nữa đâu. Mẹ có ra thăm con thì đưa cháu ra cho con gặp để bớt đau đớn”- bà Tự chia sẻ trong hai hàng nước mắt.
Duy Thảo-Mai Thủy (Dân trí)
Từ khóa liên quan: tai ương, đổ xuống, phận nghèo
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tai ương đổ xuống phận nghèo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI