Quê nghèo xây 'nhà lầu' cho gia súc
(16:57:02 PM 14/08/2012)Cuộc sống của nông dân lao động ở Hương Sơn cũng như bao vùng quê nông thôn khác lấy con trâu con bò làm đầu cơ nghiệp... Chúng được xem như là tài sản quan trọng và quý giá của mỗi gia đình. Nhà nào ít thì cũng có một hai con, nhà nhiều thì dăm bảy con. Bởi thế, mỗi khi có lũ lụt họ sợ nhất là bị cuốn mất trâu bò.
Dọc theo con đê Tân Long, chúng tôi về với người dân các xã nằm ven hạ nguồn sông Ngàn Phố. Cái đói, cái nghèo được thể hiện qua vóc dáng của những ngôi nhà ở lụp xụp.
![]() |
Trâu bò được đưa lên nhà lầu mỗi khi lũ về. |
Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi bất ngờ là việc thiết kế các công trình sinh hoạt, công trình tránh lũ cho gia súc trong mỗi gia đình. Là một vùng bán sơn địa, xã Sơn Tân chưa nắng đã hạn, gặp mưa là lũ về. Khi lũ đến, thì mọi thứ trong gia đình, chốc lát có thể “theo sông về với biển”.
Chính vì lẽ đó mà người nông dân nơi đây đã tìm tòi và sáng tạo ra cái cách để bảo vệ gia súc, gia cầm và tài sản khác.
Con sông Ngàn Phố vốn dĩ hiền hòa và thơ mộng nhưng bao đời nay, người dân xã Sơn Long, Sơn Tân, Sơn Hòa, Sơn Thịnh, Sơn Mỹ sống dọc bờ sông này đã chứng kiến sự nổi giận của nó.
Thậm chí, ở các xã nằm ở thượng nguồn như Sơn Kim, Sơn Tây, Sơn Hồng cũng đã phải trắng tay vì những đợt đại hồng thủy. Người dân cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng với trận lũ quét năm 2002 xảy ra tại huyện Hương Sơn.
Năm ấy, trận lũ quét lịch sử đã làm trên 80% số xã ở Hương Sơn ngập sâu từ 3 - 4m. Chỉ tính riêng những ngày trong lũ có tới 83 người chết, 117 người bị thương, hàng vạn con trâu bò nổi bồng bềnh trong dòng nước bạc.
Theo ông Nguyễn Quang Thọ, phó chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, những người dân ở vị trí cao thì họ chỉ cần tôn nền, làm chuồng nuôi. Còn những nơi thấp hơn, buộc gia chủ phải làm gác xép, xây tầng cao từ 2m - 3m. Với cách làm thế này, nhân dân đã tạo được vị trí tránh lũ cho gia súc ngay trong nhà chứ không phải đưa chúng lên núi khi có lũ về như những ngày trước.
Xã Sơn Tân thuộc vùng hạ Hương Sơn là nơi hợp lưu của ba dòng sông: Ngàn Phố, Ngàn Sâu và La Giang. Người dân nơi đây sống chung với lũ nên đã có thói quen đối phó với nó. Xây lầu cho gia súc cũng bắt nguồn từ sự tự vệ, tự bảo vệ bản thân và tài sản. Nhà có điều kiện thì xây lầu kiên cố; nhà khó khăn thì làm gác xép theo phương pháp thủ công.
Ngoài việc làm gác, làm lầu cho gia súc ở thì thức ăn, rơm rạ cũng cần được bảo quản ở những nơi cao ráo, sạch sẽ.
Ông Nguyễn Đình Nguyên, chủ tịch UBND xã Sơn Tân này cho biết toàn xã đã có trên 95% các hộ có chuồng trại chống lũ cho gia súc ngay trong nhà mình. Trận lũ năm 2010 vừa qua, mặc dù cũng là trận lũ lớn, có tính uy hiếp cao nhưng cả trận lũ ấy, không có con gia súc nào bị cuốn trôi. Làm cái gác bình thường mất khoảng 3 - 7 triệu đồng. Nhưng muốn làm kiên cố, dùng lâu năm thì phải lên đến 13 - 15 triệu.
Ông Lê Văn Luận, phó chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết thêm: “Sau năm 2002, người dân ở địa phương chúng tôi bắt đầu nghĩ ra cách chống chọi, đối phó với thiên tai. Từ cách làm của một vài hộ gia đình, chúng tôi đã cùng bà con học hỏi, rút kinh nghiệm và phổ biến ra toàn xã mô hình này. Không chỉ có xã Sơn Tân mà giờ đây, các xã lân cận cũng tiến hành làm theo mô hình làm nhà lầu cho gia súc”.
Mô hình xây nhà lầu cho gia súc, đã và đang phát huy được thế mạnh của mình trong việc đảm bảo cơ nghiệp của mỗi gia đình khi mùa mưa bão đang đến gần. Đây cũng chính là mô hình có tính ứng dụng cao mà nhiều địa phương khác có thể học tập và thực hiện nhằm giảm bớt các thiệt hại do mưa bão, lũ lụt gây ra.
Theo ông Nguyễn Quang Thọ, phó chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, hiện nay trên toàn huyện có khoảng 28.000 con hươu và hàng chục ngàn con trâu bò được các gia đình chăn nuôi. Vì vậy, việc chủ động tránh lũ cho các loài gia súc này là việc hết sức quan trọng. Nhiều gia đình nhà cửa tuy còn sơ sài, tạm bợ nhưng cũng phải cố xây cho được cái nhà lầu cho gia súc ở.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)