Quảng Nam: Vừa bán kem vừa "chơi" tăm
(07:34:51 AM 08/12/2012)
Huỳnh Văn Nở và ngôi nhà làm bằng tăm |
Tuổi thơ nghèo và niềm vui với những que tăm
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, từ nhỏ Nở đã sớm ý thức được sự cực khổ của ba mẹ, sự thiếu thốn trong gia đình có đến năm miệng ăn. Cậu không ngừng cố gắng học hành và phụ giúp ba mẹ làm đồng áng. Ngoài niềm vui trong việc học, giúp đỡ gia đình, Nở còn lấy những que tăm làm thú vui trong tuổi thơ đầy nhọc nhằn, khốn khó.
Từ liên tưởng về những căn biệt thự hay các mô hình như quả táo, trái tim... Nở gom các que tăm lại rồi “chế tác” nên nhiều mô hình tăm độc đáo. Để làm được điều đó, đầu tiên Nở làm phác họa những liên tưởng trong đầu ra giấy, phân chia tỉ lệ rồi nhắm theo kích thước đó mà quy định số lượng tăm. Tiếp theo, cậu tìm các nan tre rồi chẻ ra, lắp thành mô hình, sau đó xếp que tăm, dùng keo dán vào theo đúng bản vẽ. Nghe thì có vẻ dễ dàng, nhưng làm được lại là một vấn đề khác. Nở chia sẻ: “Với mình, những que tăm cũng làm nên nghệ thuật, quan trọng là chúng ta có biết tận dụng chúng hay không mà thôi. Khi làm một mô hình nào đó, mình phải đi tìm các loại tăm tốt. Có như vậy, mô hình của mình làm ra mới theo trật tự nhất định và trông đẹp hơn!”.
Nhờ những que tăm mà Nở đã làm ra nhiều mô hình đẹp. Những mô hình này, cậu lấy làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Món quà tuy không có nhiều giá trị về vật chất và giá trị sử dụng nhưng lại mang ý nghĩa lớn lao về mặt tinh thần. Nở bảo hồi nhỏ không làm ra tiền để mua quà tặng bạn, vì thế cậu tận dụng tăm để “làm quà”. Đa số các mô hình đẹp, Nở dành tặng bạn bè, còn các mô hình bị lỗi, Nở giữ lại để nhìn vào đó mà cố gắng sáng tạo ra nhiều mô hình mới.
Năm 2011, Nở thi đỗ vào Trường đại học Kiến trúc TP Đà Nẵng. Hiện nay, cậu đang là sinh viên năm 2, ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị và quản lý xây dựng. Với đôi tay khéo léo cùng những que tăm bình dị, Nở đã xin gia nhập CLB Nghệ thuật tay của trường, từ đây, cậu có nhiều cơ hội và điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Cùng với niềm đam mê nghệ thuật giấy và que tăm, Nở cùng các bạn trong CLB đã tổ chức các buổi trưng bày và bán sản phẩm nhằm mục đích gây quỹ từ thiện... Những việc làm tuy nhỏ nhưng giúp ích cho cộng đồng và xã hội.
Làm chủ tiệm kem và những ước mơ
Cuộc sống sinh viên nơi phố thị với biết bao nỗi lo cơm áo gạo tiền, những ruộng lúa, nương khoai của gia đình làm ra vẫn không đủ để chu cấp cho ba chị em của Nở ăn học. Thương ba mẹ tần tảo sớm hôm, bên cạnh việc cố gắng học hành, Nở còn xin vào làm những công việc bán thời gian để kiếm thêm tiền ăn học.
Qua biết bao công việc như phụ hồ, phục vụ quán ăn, quán cà phê, phát tờ rơi..., ý định làm chủ một cửa tiệm dần lóe ra trong đầu Nở. Từ một số lần đến phụ chị bán cho một tiệm kem, Nở đã quan sát và học hỏi cách kinh doanh ở đó. Hai chị em Nở được ông chủ thương tình nên chỉ cho mối lấy kem ở Hội An. Kế hoạch kinh doanh kem của Nở bắt đầu từ việc bán chiếc xe máy cũ kỹ để lấy tiền làm vốn.
Đối tượng Nở hướng đến là sinh viên Trường đại học Sư phạm nên cậu tiến hành đi thuê mặt bằng trên tuyến đường có nhiều sinh viên nhất. Tại đây, người cho Nở thuê mặt bằng không lấy tiền của cậu, mà chỉ lấy tiền điện nước mỗi tháng. Số vốn 5 triệu đồng có được từ việc bán xe trở nên ổn định hơn khi không phải chi trả mặt bằng. Về kem và tủ đựng kem, nơi bỏ mối kem cho Nở bán đã lo toàn bộ, Nở chỉ việc mua bàn ghế và các loại nguyên liệu (sôcôla, dừa khô, đậu phộng...). Vậy là trong vòng một tháng từ những ý tưởng đến việc thực hiện, cuối cùng Nở cũng làm chủ tiệm kem số 44 đường Phạm Như Xương, phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Nhờ việc buôn bán thuận lợi, Nở đã sớm mua lại được xe máy và tự lo tiền ăn học cho bản thân. Những ngày bận học, Nở nhờ chị gái qua phụ quán, còn không học, Nở lại quanh quẩn với tiệm kem. Nở bộc bạch: “Thật sự mình đã rất liều lĩnh khi bán xe máy để mở tiệm kem, điều này khiến bạn bè ai cũng ngờ vực và sửng sốt, nhưng đó là quyết định mà mình chưa bao giờ hối hận. Nhờ có tiệm kem, cuộc sống của mình ổn định hơn, mình có nhiều điều kiện tham gia việc cộng đồng hơn... Tiệm kem bây giờ sẽ là một phần cuộc sống của mình”.
Những cơn mưa đông và cái lạnh buốt đã bắt đầu đổ vào miền Trung, Nở dự định sẽ nghỉ bán kem trong mùa này. Thời gian rảnh rỗi Nở xin làm phục vụ ở các quán cà phê, theo đó là những ý tưởng mới cho nghệ thuật tăm, rồi những kế hoạch đi thiện nguyện trên khắp các nẻo đường thuộc tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng vào dịp Tết sắp đến.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.