»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:04:18 AM (GMT+7)

Quang gánh tảo tần: Phu xe bò... U-80

(07:54:23 AM 23/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Tại ngã ba Nam Phước (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vẫn còn xuất hiện những chiếc xe bò nằm đậu bên lề đường chờ khách gọi kéo thuê mà chủ nhân là các cụ già tuổi đã “cổ lai hi”.



Cụ Lương Mậu Nghi kéo xe bò thuê tại ngã ba Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam - Ảnh: Lê Trung


Vừa còng lưng, vã mồ hôi kéo gạch cho một người dân xong, đặt chiếc xe bò yên vị bên lề đường, cụ Lương Mậu Nghi (86 tuổi, khối phố Long Xuyên 2, thị trấn Nam Phước) thở hổn hển nói: “Giờ không có xe kéo thì người ta mới gọi chúng tôi kéo thuê, một ngày kiếm ít tiền ăn uống qua ngày thôi chú à!”.

Cụ Nghi kể: “Một năm sau ngày giải phóng (1976), Hợp tác xã nông nghiệp Duy An 1 (thuộc huyện Duy Xuyên) thành lập đội xe bò gồm 21 xe. Thời bao cấp nên mỗi ngày kéo xe bò được tính theo công điểm. Mỗi công điểm được trả 2kg lúa. Người nào làm nhiệt tình, giỏi thì được 3kg lúa”. Theo cụ Nghi, thời đó nghề kéo xe bò rất thịnh. Nơi đâu cũng thấy xe bò, người người đều dùng xe bò kéo hàng hóa, lúa gạo, vật liệu xây dựng. Khoảng sáu năm sau đội xe bò hợp tác xã giải tán nhưng những người kéo xe bò vẫn tiếp tục mưu sinh trên những chiếc xe bò.

Những thành viên trong đội xe bò hợp tác xã ngày ấy hiện nay có người đã già yếu và đã chết, nhưng cũng còn vài ba cụ vẫn theo đuổi nghề kéo xe bò. Nhờ cái nghề kéo xe bò này, các cụ đã có thu nhập nuôi con cái ăn học thành tài. Giờ nhiều cụ con cái đã yên bề gia thất, tuy nhiên chiếc xe bò vẫn còn hữu ích và gắn bó với cuộc đời các cụ. Nhiều cụ cho rằng kéo xe bò đem lại cho họ niềm vui trong những thời khắc ngắn ngủi còn lại. Cụ Huỳnh Hồ (81 tuổi), tuy con cái đã có gia đình, vẫn dùng nghề kéo xe bò để sinh sống. Giữa ngã ba thị trấn Nam Phước, cụ đã góp nhặt từng đồng để xây cho mình ngôi nhà gạch làm nơi trú ngụ.

Khi tiếng gà gáy xua tan màn đêm cũng là lúc các cụ thức dậy, lục tục sửa soạn chiếc xe bò cũ kỹ, quấn dây thừng lên xe và kéo đến các chợ đầu mối ở Duy Xuyên để kiếm mối kéo thuê. Hàng hóa các cụ nhận kéo là rau quả, lúa gạo, gà vịt... Cụ Nghi cho biết mỗi lần kéo 4-5km, các tiểu thương trả cho các cụ khoảng 50.000 đồng. Nhiều người thấy các cụ tuổi cao, sức yếu còn cho thêm tiền. Nghỉ trưa xong, khoảng 13g các cụ lại dắt xe bò đến ngã ba Nam Phước kiếm mối kéo vật liệu xây dựng. Ở cái tuổi gần đất xa trời, thế mà nhiều cụ vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai dù những đoạn đường kéo xe có xa cách mấy.

“Chúng tôi sẽ kéo xe bò đến khi đôi tay không cầm nổi cần xe, đôi chân không còn đi nổi nữa mới thôi” - cụ Nghi nói.

Lê Trung - báo TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quang gánh tảo tần: Phu xe bò... U-80

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI