Quảng Bình: “Rốn lũ” Tân Hóa chuẩn bị đón lũ
(14:45:31 PM 10/10/2012)Rút kinh nghiệm từ những mùa mưa bão các năm gần đây, chính quyền địa phương đã vận động người dân làm nhà bè để có thể yên tâm sống chung với lũ. Quyết định đưa ra được đông đảo bà con hưởng ứng. Đây là phương án tối ưu và phù hợp nhất với cuộc sống người dân nơi đây. Việc xây dựng nhà bè ít tốn kém và có thể ứng phó với thiên tai một cách chủ động hơn. Đây cũng là một trong những phương châm “4 tại chỗ” do Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Minh Hóa đưa ra.
Những ngày qua, PV đã có mặt tại xã Tân Hóa và chứng kiến không khí làm nhà bè tránh lũ của người dân. Tại thôn Yên Thọ 1, bà con đã hoàn thành xong hàng chục ngôi nhà như thế và sẵn sàng ứng phó với mùa mưa lũ năm nay. Anh Trương Quốc Huy mới hoàn thành xong chiếc nhà bè cách đây mấy hôm cho biết, mùa lũ năm nay tôi và nhiều bà con xã Tân Hóa có thể an tâm hơn trong những ngôi nhà nhỏ này. Những năm trước do nước lũ ngập sâu và kéo dài nên bà con phải kéo nhau lên hang đá tránh lũ. Mình công tác xa nhà nên phải lo cho vợ và con ổn định chỗ ở trong mùa mưa bão tới, đề phòng có công việc đột xuất không về được thì cũng an tâm hơn.
Một số hộ ít có điều kiện thì có thể làm nhà với diện tích nhỏ hơn, lượng phuy làm nổi có thể từ 7 - 8 chiếc, diện tích từ 10 đến 12 m2. Nhà to hơn nữa thì gắn khoảng 12 – 13 chiếc phuy để có thể đảm bảo an toàn nhà sẽ nổi theo mực nước dâng. Nhà được buộc dây quanh mấy cọc cố định để không bị di chuyển khi gặp nước xoáy và bị trôi. Nhiều hộ dân ở thôn Yên Thọ 1 như hộ anh Trương Minh Phương, Trần Xuân Lam cũng đã thiết kế và làm cho mình ngôi nhà nổi để đề phòng mưa lũ.
Tương tự, người dân tại thôn Cổ Liêm, thôn Yên Thọ 2, 3 và 4 cũng đang gấp rút hoàn thành việc làm nhà nổi tránh lũ. Một hộ dân tại thôn Cổ Liêm cho hay, nhà anh chỉ có 3 người sinh hoạt nên làm nhà nhỏ hơn, diện tích chỉ chừng 12 m2 và đang hoàn tất mái lợp. Để hoàn thành xong ngôi nhà tránh lũ này anh ước tính mất hơn 15 triệu. Có nhà thiết kế nhỏ như chiếc chòi canh, dưới gắn 4 chiếc phuy thì chỉ mất 2 – 4 triệu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.