Ông lão nhặt thức ăn từ thùng rác lay động dân mạng 
(09:13:17 AM 16/04/2016)
Bức ảnh lay động lòng người được chụp cách đây 6 năm bất ngờ gây xôn xao trên mạng xã hội - Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng
Ngày 15.4, trên diễn đàn nhiếp ảnh đường phố, thành viên có nickname Gnut Ons đã đăng tải tác phẩm đặc biệt, mang đến nhiều cảm xúc cho người xem. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một người đàn ông gầy gò, tóc điểm bạc, mặc quần áo cáu bẩn, đang ăn ngấu nghiến một thứ gì đó nhặt từ thùng rác.
Liên hệ với chủ nhân bài đăng, anh cho biết mình tên thật là Nguyễn Sơn Tùng, sinh năm 1990, đang sống tại Hà Nội. Bức ảnh trên được Tùng chụp từ năm 2010, trong một buổi trưa anh ngồi uống nước cùng bạn bè ở đường Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
"Theo thói quen của một người làm nghề quay phim, tôi đưa máy lên và bắt lấy khoảnh khắc ấy, ngay khi bắt gặp. Về nhà, tôi chép hình vào thư mục trên máy rồi quên bẵng đi. Đến hôm nay, trong lúc ngồi lọc lại các tác phẩm đã chụp, tôi mới thấy nó. Tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn có cùng đam mê nhiếp ảnh một tác phẩm đặc biệt của mình, không ngờ lại nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng", Sơn Tùng lý giải sự xuất hiện của bức ảnh chụp từ 6 năm trước được đưa lên mạng xã hội ngày 15.4.
Ông lão nhặt phở thừa ai đó vứt đi trong thùng rác và ăn ngấu nghiến - Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng
Tác giả ảnh cũng cho biết thêm: "Sau khi ghi hình, tôi có đến để bắt chuyện với ông lão, nhưng ông không nói năng gì, cho tiền cũng không nhận. Thức ăn mà cụ nhặt từ thùng rác là phở thừa người ta vứt đi. Suốt một thời gian dài cụ lang thang và nhặt thức ăn từ thùng rác ở quận Thanh Xuân, cụ không nhận sự giúp đỡ của bất cứ ai. Bây giờ cụ đi đâu không ai biết".
Khoảnh khắc đặc biệt này đang lay động hàng ngàn người trên mạng xã hội, giúp người xem nhận ra giá trị cuộc sống và biết trân quý hơn những gì mình đang có.
Thành viên Anh Nhu khẳng định: "Nếu có tấm hình nào đó thay đổi nhân sinh quan của tôi, thì đây là một trong những tấm ảnh đó".
Grace Shumate, một người ngoại quốc cũng chia sẻ suy nghĩ của bản thân khi nhìn thấy bức ảnh trên: "Thật đáng buồn! Người vô gia cư ở Mỹ cũng vậy, họ nhặt thức ăn từ thùng rác để cầm hơi qua ngày. Những mảnh đời đáng thương vẫn đang hiện hữu ở khắp nơi...".
"Sau này mà có tiền nhất định mình sẽ mở những đợt bán cơm cho người nghèo, người vô gia cư. Nhìn bác ấy khổ quá, tim mình như thắt lại", Trần Thanh bình luận.
Ông cụ không nhận tiền và sự giúp đỡ từ bất cứ ai - Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng
Một vài người thừa nhận mình đã từng gặp ông cụ đâu đó trên đường, cũng nhặt thức ăn từ thùng rác và từ chối nhận tiền của người lạ.
"Vài năm trước tôi hay gặp ông cụ này lắm. Ông đạp xe đi khắp nơi, toàn nhặt đồ thừa trong túi rác để ăn. Có lần, tôi còn thấy ông ăn thức ăn ở cái thùng nước vo - đồ thừa bà hàng xóm để trước cửa cho lợn", Giang Huy kể.
"Bác này trong làng mình, lang thang không nơi lương tựa đã nhiều năm, bị bệnh về thần kinh tội lắm. Xã phường cũng đã giúp bác có nơi ở tạm cũng được một thời gian", Nguyễn Bi cung cấp thêm thông tin về người đàn ông vô danh.
Trong một phát biểu, Tổng Thư kí Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ: “Hơn 1/3 thực phẩm toàn thế giới, tương đương 1 tỉ tấn thức ăn bị lãng phí hằng năm. Hiện có rất nhiều người đang phải chịu đói khát vì sự lãng phí của chúng ta”.
Theo con số thống kê của Liên Hiệp Quốc, 1/4 đất nông nghiệp sản xuất thực phẩm thừa đã sản sinh ra 3,3 tỉ tấn carbon ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)