Nước mắt Nepal
(22:41:13 PM 27/04/2015)
Buổi sớm trên quảng trường Kathmandu Dubar Square - Ảnh: Thủy Trần
Cảm giác lạnh toát xuyên dọc cơ thể, tôi tiếp tục tìm kiếm các thông tin được cập nhật trên báo chí, các phương tiện truyền thông và đặc biệt từ vô số bạn bè trên mạng xã hội về thảm họa thiên nhiên tồi tệ đã giáng xuống vùng đất mà tôi luôn ao ước được quay trở lại này.
1. Có rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đang đi du lịch Nepal vào dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, trong số đó có cả một nhóm bạn đang thực hiện lịch trình trekking tới trạm căn cứ EBC mà chính tôi đã suýt là một thành viên.
Những cú click chuột tìm kiếm đầy căng thẳng và hồi hộp, lo sợ và hãi hùng, để rồi thở hắt ra nhẹ nhàng khi thấy bạn bè thông báo, đang an toàn, đang ở vùng không bị/hoặc ít bị ảnh hưởng bởi động đất.
Nhưng rồi nước mắt vẫn rơi.
Bên cạnh những tin tức thống kê về số lượng người chết/mất tích, số lượng du khách nước ngoài đang tham gia leo núi Everest/đi du lịch ở thủ đô Kathmandu mất liên lạc, thông tin về cuộc sống hỗn loạn của người dân trên đường phố là hình ảnh những di sản văn hóa nổi tiếng của Nepal sụp đổ.
Chưa biết có bao nhiêu đền đài, thành quách, nhà cửa, các công trình văn hóa với kiến trúc độc đáo và bề dầy lịch sử nghìn năm đã vỡ vụn, nhưng tôi đã nhìn thấy, rất nhiều trong số những nơi tôi đã từng qua, không còn nữa hoặc trở thành một đống đổ nát tan hoang.
Một Nepal kỳ bí và ám ảnh bởi sắc màu tôn giáo và văn hóa đang trở thành vùng đất của những ám ảnh mất mát và khổ đau.
Sẽ còn rất lâu mới gặp lại nụ cười này ở quảng trường Kathmandu - Ảnh: Thủy Trần
Bình yên chiều Bhaktapur - điều không còn nữa - Ảnh: Thủy Trần
2. Tôi vẫn luôn tự bảo mình, sẽ quay lại với Nepal, không phải vì sự hấp dẫn của đỉnh Everest huyền thoại hay những lối đi dưới rừng hoa đỗ quyên lên dãy Annapurna tuyết trắng mà còn vì những Dubar Square (quảng trường cung điện) lộng lẫy và nguy nga, tinh xảo trong từng họa tiết.
Mỗi bức tường, khung cửa đều mang trong mình vô số câu chuyện kể huyền thoại, về một quá khứ huy hoàng với nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao.
Thung lũng Kathmandu có 3 quảng trường cung điện được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới gồm Kathmandu Dubar Square, Patan Dubar Square và Bhaktapur Dubar Square. Rất nhiều đền thờ, công trình nghệ thuật trong cụm kiến trúc ấy đã sụp đổ và hư hại nặng nề, theo đánh giá sơ bộ, là gần như không thể khôi phục.
Tôi thấy nghẹn trong lồng ngực, tưởng như có một nhát dao vừa xuyên thẳng trái tim mình. Nước mắt không hẹn lại rơi...
Nước mắt Nepal.
Patan Dubar Square - sẽ không còn cảnh những người dân Nepal thanh bình ngồi sưởi nắng và chuyện trò như thế này nữa - Ảnh: Thủy Trần
3. Nhiều người trong số bạn bè tôi đi du lịch tại Nepal vẫn đang an toàn. Một số bạn người địa phương vẫn an toàn, một vài trong số họ không cập nhật thông tin trên facebook, một số xác nhận nhà cửa của gia đình đã bị phá hủy.
Các bạn người Việt Nam vẫn đang tạm trú ẩn và chưa xác định được sẽ phải trở về nước bằng cách nào.
Các bạn người Nepal vẫn còn đang bàng hoàng và sẽ còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều nguy cơ: số người chết và thương vong đang tiếp tục tăng lên, người dân mất nhà cửa và do lo sợ những cơn dư chấn tiếp theo phải chuyển ra đường sống cảnh màn trời chiếu đất, các dịch vụ cơ bản liệu có được đáp ứng, rồi cướp bóc, bạo loạn (nếu điều đó xảy ra... ).
Tôi không dám nghĩ tiếp, cầu Chúa, thánh Alla, cầu Phật Tổ Như Lai, cầu bất cứ đấng thần thánh linh thiêng nào từng có mặt trong cuộc đời này, xin hãy giúp Nepal nhanh chóng vượt qua thảm họa kinh hoàng, để người dân lành được tiếp tục sống.
Để tôi và bạn bè mình còn có thêm cơ hội thăm lại miền đất trên nóc nhà thế giới, một nơi mà với nhiều dân du lịch, ai đã qua dù một lần cũng dành cho Nepal một vị trí đặc biệt trong trái tim.
Khu đền Pashupatinath, nơi thực hiện nghi lễ thiêu xác và thủy táng của người dân Kathmandu Nepal sẽ quá tải trong những ngày tiếp theo bởi số nạn nhân của vụ động đất ngày 25-4-2015 vẫn chưa dừng lại... - Ảnh: Thủy Trần
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.