Nữ sinh mồ côi thi đại học khối C đạt điểm số cao nhất cả nước
(00:07:00 AM 28/07/2014)Thí sinh thi khối C tại Hội đồng thi Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương
Thủ khoa của Đại học Phạm Văn Đồng trong kỳ thi tuyển sinh năm 2014 là em Nguyễn Thị Bích Phượng, học sinh lớp 12C1, Trường Trung học phổ thông Trà Bồng, Quảng Ngãi.
Đây là thí sinh dự thi khối C, đạt 27 điểm. Trong đó, môn Địa 9,5 điểm; Lịch sử 9,5 điểm và Văn 8 điểm. Với số điểm này, Phượng là thủ khoa khối C có số điểm cao nhất nước tính đến thời điểm này.
Trước đó, em Hoàng Thị Thu Loan dự thi khối C vào Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) giữ kỷ lục này với 26,75 điểm.
Em Nguyễn Thị Bích Phượng, trú tại thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng. Gia đình em có hoàn cảnh hết sức khó khăn, em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hiện tại đang ở với ông nội.
“Mẹ em mất năm em sắp lên lớp 9, đến năm em học lớp 11 thì bố em cũng mất. Giờ em và anh trai sống cùng ông nội. Hiện anh trai đang học Đại học kinh tế Huế. Do gia đình khó khăn nên anh trai cũng vừa học vừa làm, đồng thời vay thêm tiền sinh viên để ăn học,” Phượng chia sẻ.
Là một học sinh ở huyện miền núi, nhưng Phượng học đều tất cả các môn. Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua, em tốt nghiệp với học lực loại giỏi.
Khi được hỏi về “bí quyết” để học tốt các môn xã hội và thi đạt điểm cao, Phượng cho biết: "Em chỉ học kiến thức cơ bản rồi suy luận thôi. Còn về các kiến thức thời sự biển đảo thì mỗi lúc ông nội xem thời sự, ông lại gọi em cùng xem, ông cũng thường xem thêm sách, báo rồi kể lại cho em nghe. Là một người con của quê hương xứ Quảng, em cũng tìm hiểu thêm các kiến thức về biển, đảo, ngư dân, nên trong kỳ thi vừa qua em đã có nhiều kiến thức cho bài viết của mình."
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Phượng đã chọn thi vào sư phạm Văn, Đại học Phạm Văn Đồng để không mất tiền học phí, trường lại gần nhà nên em có thể thường xuyên về chăm sóc ông nội.
“Giờ các cô, các chú đều bận lo cho gia đình nên cũng ít có thời gian về lo cho ông nội. Năm nay ông 76 tuổi rồi, thường ốm đau nữa. Giờ em đậu Đại học nhưng em cũng chưa biết là sắp tới chi phí học tập sẽ như thế nào. Sắp tới, anh trai với cô, chú, cậu, dì họp lại bàn bạc đã, nhưng chắc chắn em cũng phải tìm việc làm thêm để có thêm chi phí cho việc học,” Phượng tâm sự.
Em Đinh Thảo My, bạn chơi thân với Phượng cho biết, dù Phượng mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng bạn luôn có nghị lực phấn đấu vươn lên. Lúc nào Phượng cũng là người học tập tốt, thành tích dẫn đầu của lớp. Với bạn bè thì Phượng là người bạn tốt, luôn quan tâm, chia sẻ bí quyết học với các bạn. Phượng cũng thường giúp đỡ Mỵ trong việc học.
Thầy giáo Huỳnh Đình Long, giáo viên dạy môn Hóa, đồng thời là giáo viên chủ nhiệm của em Phượng cho hay, Phượng là học sinh học đều tất cả các môn, mặc dù là học sinh học chuyên về các môn xã hội nhưng không vì thế mà em bỏ bê các môn tự nhiên. Do vậy mà em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Mong là sắp tới em sẽ cố gắng vượt qua những khó khăn về kinh tế để đạt được thành tích cao trên giảng đường Đại học, trở thành một giáo viên giỏi trong tương lai.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
- Bộ trưởng TN&MT kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).