»

Thứ sáu, 22/11/2024, 21:19:04 PM (GMT+7)

Nhôn Mai, bao giờ hết xã “bốn không”

(22:16:15 PM 03/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-“Bốn không” gồm: Không điện lưới; không đường bộ (từ bên ngoài vào); không chợ; không sóng điện thoại. Xã “bốn không” mà chúng tôi đặt chân đến có tên là Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Không biết đến những năm đầu thế kỷ 21 này trên phạm vi cả nước, liệu còn mấy xã vẫn “bốn không” như Nhôn Mai - nơi thâm sơn cùng cốc của đại ngàn xứ Nghệ?
Để[-]đến[-]được[-]Nhôn[-]Mai[-]phải[-]đi[-]bằng[-]xuồng[-]máy[-].
Để đến được Nhôn Mai phải đi bằng xuồng máy .

 

"Bốn không" như 4 năm trước

 

Những cái “không” nêu trên bao đời từng đeo bám cuộc sống của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú của một số xã biên giới, rẻo cao xa xôi. Cứ nghĩ trong mươi năm lại nay, những cái “không” về hạ tầng xoắn nên vòng kim cô, một thời từng trói buộc bà con mình trong lạc hậu, đói nghèo đã vĩnh viễn qua rồi, nhưng chúng tôi không ngờ...

 

Từ thị trấn Hoà Bình lỵ sở của huyện Tương Dương, vào tới trung tâm xã Nhôn Mai ngót 100 cây số. Không có  con đường thứ hai nào, cũng không có lựa chọn nào khác là phải bắt xe khách từ ngoài vào khu vực Nhà máy  thuỷ điện Bản Vẽ, rồi từ Nhà máy  thuỷ điện Bản Vẽ tăng bo bằng xuồng máy, tiếp tục hành trình mất 3 tiếng đồng hồ vượt mấy chục cây số của dòng Nậm Nơn (đã thuộc vùng lòng hồ), bấy giờ từ “cán bộ tỉnh” (người dân trên cùng chuyến thuyền máy tưởng chúng tôi là cán bộ tỉnh) cho tới dân bản mới đặt được chân lên đất Nhôn Mai. Còn nhớ gần 4 năm trước chúng tôi từng đến xã thâm sơn cùng cốc này để phản ánh chân thực cuộc sống vẫn còn gian nan, nghèo khó của đồng bào miền núi nơi biên cương tổ quốc.

 

4 năm sau trở lại Nhôn Mai, cảm nhận đầu tiên hầu như nơi thâm sơn cùng cốc này chẳng mấy đổi thay. Xã “bốn không” Nhôn Mai của ngày xưa, vẫn cứ là xã Nhôn Mai “bốn không” của hôm nay, ngoại trừ mực nước lòng hồ  thuỷ điện Bản Vẽ đã theo chân Thuỷ Tinh (không còn là thần thoại nữa), nước cứ đủng đỉnh leo lên tận trung tâm xã Nhôn Mai rồi.   

 

Toàn xã có 7 bản dân tộc Khơ Mú, 3 bản dân tộc Mông và 2 bản dân tộc Thái, tổng số 12 bản có trên 2.500 người. Theo số liệu thống kê tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh chúng tôi nắm được, có thể khẳng định như đinh đóng cột rằng Nhôn Mai là xã hiện đang dẫn đầu, với tỉ lệ hộ nghèo đội sổ trên 90%! Từ hiện thực của “bốn không” chẳng ai muốn ấy, có thể khẳng định nguồn gốc đói nghèo ở Nhôn Mai xuất phát từ con số dêrô nhu cầu tối thiểu của đời sống thời kinh tế thị trường. Điều nhỡn tiền không nói cũng thấy là: Một xã thuộc khu vực lòng hồ  thuỷ điện Bản Vẽ, nhưng Nhôn Mai hiện vẫn chưa có nguồn điện lưới. Lâu nay bà con nơi đây cơ bản vẫn thắp sáng bằng đèn dầu, một số ít dùng nguồn điện từ các tuabin nhỏ đặt dọc các khe suối.

 

Dùng các tuabin nhỏ để phát điện, ngoài vấn đề không đảm bảo an toàn tính mạng cho người và gia súc thả rông, còn gặp những bất cập như nguồn điện không ổn định, thường xuyên bị hỏng hóc, dễ bị mưa lũ cuốn trôi. Thiếu nguồn ánh sáng văn minh là một trở ngại vô cùng lớn để thông qua các phương tiện nghe, nhìn giúp bà con nâng cao dân trí, tiếp cận các kiến thức khoa học kỹ thuật. Vì thiếu thông tin, thiếu kiến thức phòng, chống bệnh cho gia súc gia cầm, nên trận dịch năm 2010 toàn xã bị chết hàng trăm con trâu, bò.

 

Địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, từ trung tâm xã đến các bản chỉ mỗi cách cuốc bộ, để tới những bản Huồi Cọ, Thăm Thẩm, Piêng Luống... phải mất 6-8 giờ cuốc bộ. Cuốc bộ thực sự là trở ngại truyền đời đối với bà con dân bản, đặc biệt với việc học hành của các thế hệ con em, nhiều em phải dựng lều tạm gần trường để trọ học, với vô vàn khó khăn, vất vả thiếu thốn, có em phải mất nhiều giờ trèo đèo lội suối để kịp đến lớp và đó là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập thấp, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn chưa thể chấm dứt. Hiện số học sinh tốt nghiệp THCS, số học tiếp lên THPT trong toàn xã dễ đếm được trên đầu ngón tay, số con em xã Nhôn Mai theo học đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp lại càng quý hiếm.

 

Rơi[-]nước[-]mắt[-]cảnh[-]trọ[-]học[-]của[-]học[-]sinh[-]Trường[-]Trung[-]học[-]cơ[-]sở[-]Nhôn[-]Mai.[-]
Rơi nước mắt cảnh trọ học của học sinh Trường Trung học cơ sở Nhôn Mai.

 

Bao giờ mới có đường bộ đến Nhôn Mai?

 

Để ra giao lưu với bên ngoài, người dân Nhôn Mai gần như duy nhất là đi xuồng qua lòng hồ Bản Vẽ, cước một khoản chi phí ra đến bến Thượng Lưu (gần  thuỷ điện) không dưới 100.000 đồng/người/lượt, là số tiền lớn so với thu nhập của nền sản xuất “hái, lượm, chọc, trỉa”, vậy nên chỉ những công việc thật cần thiết bà con mới ra trung tâm huyện, có người dù rất muốn song nhiều năm rồi vẫn không ra khỏi địa bàn xã. Nhôn Mai thuộc vùng cao biên giới, cách xa trung tâm huyện lỵ, việc đi lại khó khăn, sự thông thương giao lưu hầu như chưa tới đất này, bà con các dân tộc ở đây vẫn quen sống tự cung, tự cấp.

 

Không chợ, các sản phẩm bà con làm ra không có nơi tiêu thụ, đem ra thị trấn bán thì không đủ chi phí xuồng máy, cũng chẳng có ai đến tận nơi để thu gom bao tiêu sản phẩm, vì vậy người dân chưa có thói quen sản xuất hàng hoá. Gần đây trong xã đã xuất hiện một số mô hình nhận đất trồng rừng, phát triển chăn nuôi, nhưng đa số bà con vẫn chưa mạnh dạn học hỏi và nhân rộng mô hình vì lo lắng không có nơi tiêu thụ sản phẩm.

 

Đến Nhôn Mai, cùng với trở ngại đường sá giao thông, căng thẳng, mệt nhọc, nỗi e ngại lớn nhất của chúng tôi là không liên lạc được với bên ngoài. Ông Vi Văn Kỳ - Chủ tịch UBND xã - cho biết: “Ngoài chuyện đường sá đi lại khó khăn, vấn đề thông tin liên lạc cũng là một trở ngại rất lớn trong công tác điều hành, lãnh đạo và chỉ đạo cơ sở cũng như tiếp nhận chủ trương của cấp trên”. Nơi đây thâm sơn cùng cốc tới mức đến như các “nhà mạng” cũng chưa thể có  đủ đường dây, cánh sóng để nối chiều dài, chinh phục núi cao để tới được xã biên giới này; ngoài thư từ qua đường bưu điện và thông dụng hơn là nhắn tin qua người quen trong xã đi ra bên ngoài.

 

Với UBND xã, cách liên lạc nhanh nhất là phụ thuộc vào chiếc máy điện thoại vệ tinh chạy bằng năng lượng mặt trời đặt tại trụ sở, điều kiện thời tiết nắng ráo, chiếc điện thoại này có thể kết nối liên lạc được với các số thuê bao khác, nhưng nếu gặp ngày trời âm u, mưa gió thì máy sẽ không đủ nguồn năng lượng hoạt động.

 

Về hướng đi và giải pháp thoát nghèo cho Nhôn Mai? Ông Kha Dương Tiến - Bí thư Đảng uỷ xã - khiêm nhường thổ lộ, đại thể là: Nhôn Mai mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật giúp bà con nhân dân biết áp dụng vào sản xuất và chăn nuôi để tăng năng suất, sản lượng. Đồng thời phải vận động bà con nâng cao trình độ nhận thức, có ý thức vươn lên để xoá bỏ cuộc sống đói nghèo, lạc hậu.

 

Được biết, tuyến đường nối các huyện miền tây Nghệ An, từ Kỳ Sơn, qua Tương Dương đến Quế Phong đã thi công đến địa phận xã Nhôn Mai. Nhưng do địa hình hiểm trở, thời tiết không thuận lợi nên việc thi công gặp rất nhiều khó khăn, vì thế, trong một vài năm tới, Nhôn Mai có thể vẫn chưa có đường bộ. Để việc giúp đỡ bà con Nhôn Mai sớm thoát khỏi đói nghèo, từng bước tiếp cận đời sống văn minh của cộng đồng, thiết nghĩ trách nhiệm của không riêng các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An. Chúng tôi rời Nhôn Mai, chiếc xuồng máy đưa chúng tôi “xuống núi” cùng nặng trĩu trong đầu nghĩ suy, trăn trở: Chỉ khi nào xóa hết “bốn không”, bấy giờ 2.500 người dân Nhôn Mai mới thoát khỏi đói nghèo, mới có cơ hội hoà nhập cuộc sống văn minh.

Giao Hưởng - Công Kiên (Lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhôn Mai, bao giờ hết xã “bốn không”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI