Nhóm năm người Việt kẹt ở Nepal đã an toàn
(19:17:44 PM 29/04/2015)>>5 người Việt Nam ở Nepal kêu cứu vì bị kẹt trên núi cao 3.400 mét
Trực thăng sơ tán người bị thương ở một khu trại của người leo núi trên đỉnh Everest ngày 26.4 - Ảnh: AFP
Theo thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, ngay sau khi được tin nhóm năm công dân gồm: Nguyễn Thị Minh Châu, sinh 22.10.1979, hộ chiếu số B2601346; Lợi Hồng Thanh, sinh 25.7.1987, HC số B1847791; Đoàn Thị Diễm Chi, sinh 6.3.1985, HC số B5876480; Nguyễn Đình Tấn Vũ, sinh 21.8.1991, HC số B4186000; Lưu Lê Minh Khải, sinh 7.11.1980, HC số B4567229 vẫn đang ở đỉnh Namche, độ cao 3440 m, Đại sứ quán đã liên tục nhắc lại yêu cầu trợ giúp với phía Ấn Độ và Nepal, nhấn mạnh tình trạng khẩn cấp của nhóm 5 người này.
Đến 14 giờ ngày 29.4 (giờ địa phương), Công ty AIG travel Asia Pacific thông báo đã sắp xếp trực thăng riêng để đưa toàn bộ khách hàng của công ty, trong đó có năm công dân Việt Nam này, từ trên núi xuống thủ đô Kathmandu.
Sau khi về đến Kathmandu, Công ty AIG sẽ lo visa quá cảnh và sắp xếp máy bay dân sự có sức chứa 189 người để đưa toàn bộ khách hàng của AIG về New Delhi. Đại sứ quán vẫn đang theo dõi sát sao tiến trình cứu hộ nhóm năm người này nói riêng cũng như toàn bộ công dân Việt Nam đang ở Nepal nói chung.
Cùng ngày, đoàn công tác đặc biệt của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cũng đã lên đường sang Kathmandu cùng các nhu yếu phẩm cần thiết để trợ giúp công dân đang ở Nepal, sớm đưa những người này về New Delhi...
Sau nhiều lần cố gắng kết nối, lúc 17 giờ 30 phút ngày 29.4, PV Thanh Niên Online đã gọi điện thoại được với chị Đoàn Thị Diễm Chi, một trong năm thành viên bị kẹt ở Namche sau trận động đất ở Nepal. Chị Chi cho biết đến thời điểm này, nhóm đã an toàn.
Hiện năm người đang nghỉ trên một trạm dừng chân gần Namche để ngày mai khởi hành đi Lukla. Từ đây nhóm về thủ đô Kathmandu (Nepal) bằng máy bay trực thăng
Chị Chi cho biết nhờ sự sắp xếp của người hướng dẫn viên, tạm thời lương thực và nước còn đầy đủ. Người hướng dẫn viên cũng bố trí để nhóm có được chỗ nghỉ ngơi trong đêm nay.
Lý giải vì sao ngày 28.4 nhóm phải cầu cứu người thân ở Việt Nam, chị Chi cho biết sau trận động đất xảy ra, nhóm đã ở Dingboche để chờ lực lượng cứu hộ nhưng không thấy. Sau đó nhóm đã chủ động quyết định rời Dingboche đi bộ tới Namche, rồi tới Lukla.
“Suốt một ngày đi bộ nên một số thành viên mất sức, trong đó người mệt nhiều nhất là chị Châu. Cộng với một số báo đưa tin chúng tôi đã được cứu hộ và an toàn nhưng thực tế không phải vậy. Nhưng hiện tại được nghỉ ngơi, sức khỏe của nhóm đã hồi phục. Sức khỏe chị Châu hiện khá tốt”, chị Chi nói.
Chị Chi cho biết hai ngày qua nhóm giữ liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ và đơn vị bảo hiểm tour nên cập nhật thông tin tốt hơn. Theo kế hoạch, sáng mai nhóm sẽ tới sân bay Lukla rồi đáp máy bay về Kathmandu.
“Giờ tôi chỉ muốn nói cho mọi người ở nhà biết là chúng tôi đã an toàn. Mọi người ở nhà đừng lo lắng”, chị Chi nói.
Đoàn Thị Diễm Chi là người thứ 2 tính từ bên trái, phía dưới lên - Ảnh: FB Đoàn Thị Diễm Chi
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)