»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:12:21 AM (GMT+7)

Nhọc nhằn lớp có 3 học sinh

(09:01:04 AM 03/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Lớp học trên đảo Hòn Tre chỉ vỏn vẹn 3 học sinh. Những con chữ nhọc nhằn đã đến với các em bằng cả tấm lòng của một thầy giáo trẻ.

Điểm trường Đầm Báy là nơi xa nhất và khó khăn nhất trong số 4 điểm trường thuộc Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 3 (P.Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Để đến trường dạy học, sáng thứ hai hằng tuần, thầy Nguyễn Văn Cần (29 tuổi, quê Hà Tĩnh) có mặt tại cảng Cầu Đá đi tàu gần 2 tiếng đồng hồ ra đảo. Do điểm trường Đầm Báy nằm trong eo đảo, ngược đường các tàu qua lại, nên chủ tàu chỉ cập bến tại điểm trường Bích Đầm.

 

Từ đây, thầy Cần thuê thuyền hoặc nhờ người dân Đầm Báy ra chở, nhưng không phải khi nào cũng gọi được. Đã hàng chục lần, thầy Cần phải vượt núi, băng rừng từ điểm trường Bích Đầm đến điểm trường mình phụ trách. “Điểm trường Bích Đầm nằm bên này đảo Hòn Tre thì điểm trường Đầm Báy nằm phía bên kia. Những hôm không có tàu thì phải đi bộ gần 7 km, mất khoảng hai tiếng mới đến trường. Lần đầu chưa quen đường, mình cứ theo đường mòn người dân lên rừng hái củi mà đi. Vừa sợ lạc đường, vừa sợ không kịp lên lớp”, thầy Cần kể.

 

 
Thầy Cần trong lớp học tại điểm trường Đầm Báy - Ảnh: N.C

Điểm trường không đánh trống, cứ đúng giờ, thầy và trò có mặt tại lớp. Trên đảo chỉ có 3 học sinh nên thầy Cần phải “gom” các em lại để dạy một lớp. Trong lớp học, Võ Thanh Dũng học lớp 5, Võ Cường My và Đỗ Văn Minh học lớp 3. Dũng và My là anh em ruột, còn Minh là em họ. Thầy Cần dùng phấn chia bảng ra thành hai, xếp mỗi khối lớp ngồi một dãy bàn để tiện cho việc dạy học. Sau khi hướng dẫn làm xong bài tập toán cho học sinh lớp 5, thầy quay sang dạy tập đọc cho học sinh lớp 3.

 

Dạy học trên đảo nên thầy Cần phải ở lại, chỉ những ngày cuối tuần mới về đất liền. Sau giờ lên lớp, thầy lại về phòng làm bạn với chiếc radio cũ. Phòng thầy Cần cách lớp học chỉ một bức tường. Trên đảo chưa có điện, thầy dùng vỏ chai nước chụp lên ngọn nến nhỏ để che gió, ánh sáng không đủ nhìn rõ mặt người. Do không có nước ngọt nên thầy phải hứng nước mưa vào lu chứa dùng dần.

 

Ông Phan Gia Phái - Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 3 nói: “Là thanh niên, họ có thể vượt qua những khó khăn về vật chất, nhưng đáng sợ nhất là cái buồn. Phải là người tâm huyết với nghề lắm, thầy Cần mới có thể bám trụ lại đảo lâu như vậy”. 

Nguyễn Chung/ Thanh niên
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhọc nhằn lớp có 3 học sinh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI