Người mẹ trèo dừa 
(17:04:38 PM 24/07/2011)
Người mẹ ấy tên là Võ Thị Thơm...
|
Mỗi ngày chị Thơm trèo khoảng 20 cây dừa để kiếm tiền nuôi hai con học đại học - Ảnh: TRƯỜNG ĐĂNG |
Tôi đến thôn Song Khánh, xã Hoài Xuân (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) tìm chị Võ Thị Thơm. Hỏi hàng xóm “có thấy chị Thơm ở đâu không?”, thì họ trả lời: “Bà ấy sống trên đọt cây chứ ở dưới đất đâu mà hỏi”!
|
Có những ngày chị Thơm sống trên đọt dừa nhiều hơn dưới đất! |
Là hộ nghèo phải nuôi hai con ăn học, chị Võ Thị Thơm (47 tuổi) hằng ngày trèo hái dừa để kiếm sống. Những buồng dừa nằm chót vót trên cao có khi đến trên 20m, vậy mà mỗi ngày chị phải trèo từ 15-20 cây, hái hàng chục buồng dừa. Chị hái thuê hoặc mua dừa trên cây rồi hái xuống bán để kiếm lời.
|
Chị Thơm cheo leo trên cây dừa. Để chụp được bức ảnh này, tôi phải trèo lên một cây dừa cạnh đó một cách rất vất vả, trong khi mỗi ngày chị trèo khoảng 20 cây |
|
Đồ nghề để chinh phục độ cao chỉ vỏn vẹn sợi dây nài |
|
Hằng ngày chị rong ruổi trong thôn xóm để hỏi mua dừa, rồi sau đó tự trèo hái |
Có khi không có dừa để hái, chị chuyển sang làm phụ hồ, rồi gần đây lo luôn cả 5 sào ruộng. Ruộng của gia đình chị vốn bị cầm lấy 7 chỉ vàng khi hai con lần lượt vào đại học (con trai đầu Nguyễn Văn Thuận đã tốt nghiệp ĐH Nông lâm, còn con gái Nguyễn Thị Tiện đang là sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM). Sau mấy năm làm lụng như điên, chị đã chuộc lại được mảnh ruộng hương hỏa ấy.
|
Sau khi hái xong chị cùng một vài người khác chở đi bán dạo ở phố |
Không chỉ vừa làm trụ cột lo chuyện mưu sinh, chuyện học hành cho con, chị còn phải chăm bà mẹ chồng 80 tuổi và cả người chồng bị mất sức lao động.
|
Những trái dừa chủ nhà với người mua mời nhau giải cơn khát, giải những mệt nhọc |
Ông Phạm Đình Minh, trưởng thôn Song Khánh, cho biết: “Hoàn cảnh khó khăn như gia đình chị Thơm mà nuôi được hai con ăn học đến nơi đến chốn thì quả thôn này có một không hai. Tôi thật sự thán phục nghị lực tuyệt vời của chị ấy”.
|
Những lúc không hái dừa, chị Thơm đi làm phụ hồ |
|
Dù nắng hay mưa chị Thơm vẫn leo dừa, bóng chị đổ dài theo bóng cây |
|
Chiếc xe đạp cũ kỹ trở chứng, chị ra tay sửa luôn! |
|
Bữa cơm tuy đạm bạc nhưng luôn ấm cúng trong gia đình nghèo |
|
Tình cảm mẹ chồng với con dâu |
|
Mới đây chị Thơm đã gom được số tiền từ hái dừa để chuộc lại thửa ruộng mà chị cầm cố cách đây 10 năm để có tiền cho con học đại học ở TP.HCM |
|
Hai anh em Nguyễn Văn Thuận và Nguyễn Thị Tiện hiện đang làm việc và học tập tại TP.HCM. Trong căn phòng trọ, một bức thư pháp về chữ Hiếu được hai anh em treo trang trọng để nhớ đến công ơn mẹ cha |
Như chuyện cổ xưa
Điều làm tôi suy nghĩ sau khi xem phóng sự ảnh này không phải là những hình ảnh cụ thể của nó, mà là cái bên ngoài những gì có thể nhìn thấy được. Cái bên ngoài hình ảnh ấy là một điều khó hiểu về thân phận con người.
Nó giống như những câu chuyện cổ xưa có môtip là những trắc trở đến khó tin luôn được đặt ra để thử thách lòng kiên nhẫn sống của từng nhân vật. Ở đây, chị Thơm chính là nhân vật đang được thử thách ấy. Và cũng hi vọng đoạn kết của chuyện cổ xưa luôn có hậu, nên chị Thơm cũng thế...
Nhà văn NGUYỄN NGỌC THUẦN |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)