Người cha chia máu cho con
(17:45:40 PM 26/07/2011)
Bệnh phải “nộp máu”…
Tôi biết đến hai bố con anh Thư, cháu Tuấn lần này không phải ở vị trí một người làm báo đi tìm nhân vật của mình mà ở vị trí một người thân có cháu bệnh nằm cùng phòng trong Bệnh viện Nhi Trung Ương. Khi chưa biết tôi là phóng viên, cháu tôi bệnh hiểm, anh Thư an ủi gia đình tôi bằng những lời rất thật: Thôi thì con cháu có bệnh thì mình phải chữa. Bằng giá nào cũng phải chữa. Nhà tôi phải thế chấp đất để vay tiền, hộ nghèo được vay vốn ngân hàng làm ăn nhưng thực tình lại đem dồn cho con chữa bệnh. Dù giá đắt thế nào, cha mẹ cũng chẳng bỏ con…
Lúc khỏe Tuấn có đôi mắt to, tròn và vầng trán thông minh. Thế nhưng lúc bệnh đến da em xanh tái, mắt mờ kèm sốt cao, co giật. |
Bởi thế hai bố con anh Thư, cháu Tuấn khăn gói từ Hà Tĩnh ra Hà Nội chữa bệnh. Ở hành lang bệnh viện những ngày Tuấn chưa mổ, hai bố con nhỏ thó ấy cứ dắt tay nhau cùng đi, cùng ăn, cùng chơi, cùng cười với những thứ lạ lẫm ở Hà Nội.
Cháu Phan Anh Tuấn là con trai thứ 2 của anh Phan Văn Thư. Lúc Tuấn 3 tuổi, em có những biểu hiện khác thường về sức khỏe và còi cọc… Khi được đi khám bệnh, bác sĩ kết luận Tuấn bị huyết tán (bệnh tán huyết). Bệnh gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, hai lá lách của Tuấn to và xệ xuống sát sườn, da vàng, mắt xanh và gầy guộc.
Bệnh tán huyết là loại bệnh thiếu máu do hồng cầu bị phá vỡ (tên gọi khác hội chứng huyết tán). Để chữa khỏi căn bệnh này cực kì khó khăn, chỉ có phương pháp cấy ghép tủy xương. Tuy nhiên phương pháp này áp dụng tại Việt Nam tỉ lệ thành công rất hiếm hoi, chưa kể đến chi phí cao là gánh nặng cho gia đình có người thân mang bệnh.
Gia cảnh nhà anh Thư, cháu Tuấn đặc biệt. Phương pháp chữa bệnh tốn kém như ghép tủy, anh Thư không dám nghĩ tới. Bởi thế bé Tuấn chỉ còn cách tiếp máu liên tục và uống thuốc thải sắt để duy trì sự sống.
Dịp này bố con Tuấn ra Hà Nội để phẫu thuật cắt lá lách… Với hi vọng cắt bớt lá lách ấy, máu lưu thông trên cơ thể cần ít hơn. Chu trình tiếp máu của Tuấn sẽ chậm lại, 2 tháng mới cần tiếp, truyền một lần.
Chắt chiu máu bố dồn cho con
Năm nay Tuấn đã 5 tuổi, nhưng em vẫn là một cậu bé nhỏ tẹo và nhẹ bẫng . Để duy trì sự sống cho con, hàng tháng anh Thư phải đưa con ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để truyền máu. Lần nào bác sĩ cũng chỉ định: Truyền khối hồng cầu (truyền máu) gấp để cứu Tuấn.
“Có những bữa gia đình chưa lo được tiền, để con ở nhà nhắc hạn chế chơi và nằm 1 chỗ. Thế nhưng “bệnh vẫn về”, có những đêm con sốt hơn 39 độ và lên cơn co giật. Bố mẹ bên cạnh toát mồ hôi hột lo lắng. Con thì khóc, kêu đau nhức khắp người”.
Người cha gầy, bé chia máu cho con để cả hai cùng được sống. |
Ở quê, anh Thư làm nông nghiệp. Anh có vóc người nhỏ, dáng đi còng và đen đúa, anh cao 1m50 và nặng 47 kg. Với sức vóc hạn chế, trong y học không ai khuyến khích anh cho máu. Thế nhưng thỉnh thoảng vì thiếu tiền hoặc bệnh viện tỉnh hết máu anh lại yêu cầu bác sĩ lấy máu mình truyền sang cho con.
Mỗi lần bác sĩ lấy máu, anh chỉ muốn lấy đi nhiều máu của mình. Phần vì có thể giảm chi phí cho 1 lần chữa bệnh, phần thì cho con - cha chẳng tiếc gì. Thế nhưng anh Thư băn khoăn mãi: Bác sĩ họ không cho lấy nhiều…!
Con bị bệnh gần 2 năm, anh Thư chữa trị cho con hết trên gia tài, nói về nợ nần, anh ngại ngùng: Tôi cầm giấy tờ đất, nhà… vay ngân hàng nhà nước trên 60 triệu, còn vay lãi ngoài mỗi chỗ vài triệu. Bảo đếm nợ, tôi đếm không xuể.
Làm cha, đau đớn nhất là những lúc thấy con bệnh mà không làm được gì. Đưa con đi tiếp máu 1 tháng 1 lần rất tốn kém mà gia đình lại khó …Bởi thế nhiều hôm hai cha con cứ rũ rượi, mỏi mệt ở hành lang bệnh viện vì những nỗi khổ sở như thế. Trong hành trình đơn độc đó, bất cứ sự giúp đỡ nào của độc giả điều có ý nghĩa với hai bố con anh Thư, cháu Tuấn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.