»

Chủ nhật, 24/11/2024, 02:44:37 AM (GMT+7)

Nghị lực của cô học trò nghèo, mồ côi mẹ

(11:04:04 AM 15/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Ở xóm Nhòn (tỉnh Hòa Bình), ai cũng biết đến cảnh ngộ của Dương Thị Mây. Sớm mất mẹ, sống trong cảnh nghèo, Mây đã gắng gượng vượt khó, vươn lên học giỏi, sớm cáng đáng mọi việc trong gia đình khi người bố lam lũ làm thêm...

Năm nay mới tròn 15 tuổi, cô bé có đôi mắt to, khuôn mặt sáng sủa này có hoàn cảnh hết sức éo le. Bố mẹ Mây là anh Dương Văn Sịch - chị Lê Thị Miền lấy nhau được hai năm và sinh được bé Mây thì đột nhiên chị Miền mắc căn bệnh bướu cổ ác tính. Đến năm 2010, bệnh chị Miền ngày một nặng hơn. Anh Sịch chạy vạy vay mượn được gần 10 triệu để đi mổ cục bướu ở cổ cho vợ. Về nhà được một tuần, vết mổ của chị Miền có biến chứng, các chân khối u cũ bắt đầu phát triển lại ôm kín cổ của chị Miền. Một lần nữa, anh Sịch lại phải bán trâu bò và vay mượn khắp nơi để đưa vợ đi chữa trị. Tuy nhiên lần này thì chị Miền đã bị Bệnh viện Đa khoa Yên Thủy trả về. 


Lo cho bệnh tật của vợ, anh Sịch phát bệnh căng thẳng thần kinh và liên tục phải điều trị bằng các loại thuốc thần kinh mạnh chống lại cơn bạo bệnh để tiếp tục lo cho gia đình. Tất cả những gì đáng giá trong nhà đều lũ lượt đội nón ra đi theo.

 
Đi học về, lo cơm nước xong Mây lại tất cả làm các việc trong nhà. Trong ảnh: Mây đang thu gom sắn phơi.

Hiểu được nỗi khổ của cha, và bệnh tật của mẹ, Mây đã cố gắng hết mình để phụ giúp cha. Trong khi bố đưa mẹ đi bệnh viện, Mây ở nhà một tay chăm sóc cho ba đứa em thơ. Ngoài giặt quần áo, nấu cơm cho các em hai bữa một ngày, Mây còn đưa em út đi học. Lo lắng về bệnh tật trong khi gia đình nghèo khổ, trong phút quẫn trí, chị Miền đã tự tử, để lại 4 con thơ dại.

Là lao động chính trong nhà, anh Sịch đã phải giao lại việc nhà cho cô con gái đầu lòng để đi đập đá. Cả ngày trời làm việc mệt nhọc và nguy hiểm, anh Sịch chỉ kiếm được 100 nghìn tiền công để lo cho 4 đứa con ăn học. Mỗi ngày, Mây được bố đưa cho hôm thì 10 nghìn, hôm 20 nghìn để lo cho các em hai bữa sáng chiều. Bản thân Mây tự cáng đáng mọi việc trong gia đình. Vụ sắn tới Mây phải một tay mình nhổ sắn, thái sắn, thu sắn như một con ong cần mẫn.

Sách vở không có, Mây phải đi mượn sách cũ của anh chị khóa trước. Quần áo không có tiền mua, em đành xin lại quần áo cũ của anh em trong xóm. Nhà nhỏ, bộn bề đồ đạc cũ Mây cất sách vở vào ô cửa sổ để tiện cho công việc học tập. Bàn học không có, đèn học cũng không nhưng những khó khăn, thiếu thốn đó đã không làm em nhụt chí. Năm học 2009 - 2010, trong bộn bề lo toan việc nhà và nỗi đau mất mát, Mây vẫn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến của Trường THCS Lạc Thịnh.

 
Không có bàn học, Mây học bài ở khoảng sân.

Cô Trần Thị Thu Hoài - giáo viên chủ nhiệm của Mây cho biết: Mây là một học trò ngoan, chăm chỉ và đoàn kết với bạn bè trong lớp. Trong các giờ học, em đều hăng say phát biểu xây dựng bài. Mây là một trong số it học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến của lớp 9C, Trường THCS Lạc Thịnh. Dù hoàn cảnh khó khăn, mẹ đã mất, bố bệnh tật nhưng em rất hiếu học, Mây chưa bao giờ đi học muộn.

Một mùa đông nữa lại đến nhưng Mây cùng mấy đứa em chỉ có một chiếc áo khoác mỏng tanh và đi chân đất. Khi hỏi về ước mơ, Mây tâm sự với đôi mắt ngấn lệ: “Em chỉ có một ước mơ là bố em trả hết nợ để em được đi học tiếp để sau này làm bác sỹ chữa bệnh cho mọi người”. Không biết rằng rồi ra, ước mơ ấy có quá xa vời với cô học trò xứ Mường ham học này không.

 

(Nguồn: Dân Trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghị lực của cô học trò nghèo, mồ côi mẹ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI