Mồ côi tội lắm ai ơi !
(10:47:45 AM 06/08/2011)
Thương chào đời trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn 2 Phú Đa, xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa nhưng chưa bao giờ em được tận hưởng niềm hạnh phúc của một mái ấm gia đình trọn vẹn. Trong một lần đi làm cửu vạn về, anh Hoàng Xuân Thủy, bố của Thương bị tai nạn giao thông và qua đời, lúc đó Thương mới được hai tháng tuổi và đang nằm trong bụng mẹ.
Đau đớn, suy sụp tinh thần vì sự ra đi vội vã của chồng, chị Sang là mẹ của Thương nhiều lúc không màng đến sự sống. Nhưng rồi, chị Sang lại nghĩ đến đứa con tội nghiệp đang nằm trong bụng, nó không có tội tình gì nên chị đã gượng dậy để sống.
Rồi niềm hạnh phúc hiếm hoi của gia đình chị Sang cũng đến, Thương chào đời trong niềm hân hoan của gia đình hai bên nội, ngoại. Thương sinh ra rất khỏe mạnh và rất ngoan.
Nhưng rồi 6 tháng sau: "Một buổi sáng, thím Sang bảo đi cấy thuê cho nhà người ta nhưng đến tối vẫn không thấy về. Từ đó đến nay, chúng tôi không nhận được bất kỳ tin tức gì của thím ấy nữa. Cháu Thương đã trở thành đứa trẻ mồ côi", anh Hoàng Văn Thụ, bác ruột của Thương tâm sự.
Không còn bố, mẹ bỏ đi, Thương trở thành một đứa trẻ mồ côi khi mới 6 tháng tuổi. Thương cháu tội nghiệp, ông bà nội đưa Thương về nhà nuôi dưỡng và cho cháu ăn học. Lúc đó ông bà Thương đã hơn 70 tuổi, sức yếu, mắt mờ và không còn làm được việc gì nặng.
Lớn lên trong bàn tay chăm sóc, nuôi dưỡng của ông bà nội nên Thương rất chăm ngoan và biết nghe lời. Một buổi tới trường, buổi còn lại em ra đồng làm 2 sào ruộng để kiếm gạo ăn nuôi ông bà và lấy tiền đi học.
Với Thương, chỗ dựa tinh thần duy nhất của em là ông bà nội, nhưng rồi ông bà nội cũng ra đi khi tuổi già đến. Tháng 3/2010, bà nội Thương qua đời vì tuổi cao, sức yếu. Gia đình chưa hết tang thương thì tháng 5 ông nội cũng đi để thương bơ vơ giữa cuộc đời.
Chỉ trong vòng 2 tháng, cô bé Thương phải chịu đựng hai cú sốc mất người thân, em trở thành một đứa trẻ vô hồn, sống khép kín.
Chị Mão, bác dâu của Thương chia sẻ: "Tội nghiệp cháu nó lắm, mới lọt lòng đã chịu cảnh mồ côi cha mẹ, giờ ông bà nội cũng bỏ cháu mà đi nên cháu nó bị sốc về tinh thần quá lớn. Gia đình tôi muốn nhận cháu về chăm sóc và cho ăn học, nhưng Thương sợ phiền đến gia đình nên cháu nó một mực không nhận lời".
Gian nan cuộc sống cô bé mồ côi
Từ khi ông bà qua đời, Thương vẫn ở trong căn nhà cũ kỹ với những kỷ niệm khó quên về ông bà. Cuộc sống một mình vất vả nhưng Thương luôn cố gắng làm hết mình. Hàng ngày Thương vẫn đến trường học đều đặn, hôm nào được nghỉ, em tranh thủ đi làm đồng. Mùa hè rảnh rỗi, Thương lại đội nón ra đồng mò cua, bắt ốc với mong muốn kiếm tiền sinh hoạt và đóng tiền học.
Nhắc đến bố mẹ, Thương nghẹn ngào: "Ban đầu ở một mình, em thấy sợ và nhớ đến bố mẹ, ông bà. Mỗi lần như vậy, em chỉ ước mẹ sẽ xuất hiện và ôm em vào lòng để em được cảm nhận hơi ấm của mẹ. Nhưng tất cả chỉ là ước mơ, vì mẹ đã không còn nhớ em nữa".
Thiếu thốn về vật chất, tinh thần, nhưng Thương chưa một lần nghĩ đến chuyện bỏ học. Bữa cơm hàng ngày có thể thiếu chứ Thương không bao giờ bỏ học. Vì vậy, 9 năm ngồi trên ghế nhà trường, Thương đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Từ lớp 6, Thương luôn là cô lớp phó học tập gương mẫu và được bạn bè, thầy cô yêu mến.
Ngoài ra, Thương còn tham gia công tác đoàn, đội của trường rất năng nổ. Hễ trường tổ chức một hoạt động gì mà thấy đủ khả năng là Thương dành thời gian để tham gia. Hiện tại Thương đang học lớp 10C1, trường THPT Quảng Xương 1.
Con đường đến trường của Thương còn dài, còn nhiều chông gai và thử thách, nhưng cô bé 15 tuổi vẫn luôn tin tưởng vào tương lai. Nhưng phía trước em còn đó muôn vàn khó khăn đang đón đợi cô bé mồ côi có tinh thần ham học.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.