»

Chủ nhật, 19/01/2025, 23:26:20 PM (GMT+7)

"Lênh đênh" kiếp mưu sinh trên dòng sông Lam

(09:21:11 AM 03/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Trận lụt 30 năm trước đã "cuốn" mấy chục hộ dân xã Nam Lộc huyện Nam Đàn (Nghệ An) xuống thuyền lênh đênh. Giờ đây, tuy đã có đất chờ định cư, nhưng ước mơ "lên bờ" vẫn còn quá xa vời với họ.

Chị Nguyễn Thị Tài (48 tuổi) sống ở làng chài Tân Lam cho biết: Trước năm 1978 dân làng chài đều sống ở trên bờ cả, nhưng sau đó do ảnh hưởng của một trận lũ lụt lớn nên nhà cửa đất đai của họ cuốn trôi hết. Không còn tấc đất cắm dùi, người dân buộc phải xuống ven sông mà sống trên thuyền.

Xóm chài Tân Lam từ vài chục năm nay đã ở bên mép sông. Ảnh: Đức Chung.

Hiện giờ ở làng chài này có khoảng 70 hộ dân. Hầu hết các hộ đều không có đất đai trên bờ để làm nhà cũng như sản xuất, chỉ một số nhỏ có điều kiện là mua đất rồi lên bờ, số còn lại sống lênh đênh trên mặt nước.

Những người này không có nghề nghiệp ổn định, chỉ phụ thuộc vào lượng tôm cá kiếm được mỗi ngày, thường không quá 50 - 60 nghìn đồng, do vậy cuộc sống rất khó khăn. Cũng vì ở dưới sông nên mọi sinh hoạt của họ đều phải dùng nước sông, từ tắm giặt cho đến ăn uống, vì thế mà bệnh tật cũng nhiều hơn.

 

Mong muốn của hầu hết hộ dân là được lên bờ để ổn định cuộc sống, cho con cái đi học thuận tiện hơn. Tuy nhiên nếu lên bờ mà không được nhà nước hỗ trợ gì thêm hay cho vay vốn thì họ cũng không thể bám trụ được, vì mỗi hộ chỉ có một chiếc thuyền, giờ may lắm bán đi thì cũng được 5 triệu đồng, chỉ đủ mua mấy cọc tre dựng tạm.

 

Chị Lê Thị Nguyệt, một cư dân xóm, cho biết: “Nhà tôi có sáu người đều sống trên chiếc thuyền chật hẹp nên sinh hoạt rất bất tiện. Sắp đến mùa mưa bão rồi, dân chúng tôi chỉ muốn lên bờ sống thôi, cứ lênh đênh mãi trên sông thế này, không biết mưa bão đến sẽ ra sao. Hơn nữa, con cái cũng không có chỗ mà học, các cháu phải nằm trên tấm chiếu thay bàn".

 

Trên những chiếc thuyền nhỏ, có chiếc 3 người ở, chiếc chở đến 5-6 người với diện tích chỉ rộng khoảng 5m2 khiến cuộc sống rất ngột ngạt. Hiện cả làng chài có khoảng 100 cháu đang ở độ tuổi đi học, nhưng không ít cháu phải bỏ học vì kinh tế, vì đi lại khó khăn, cuộc sống tạm bợ, thiếu thốn đủ đường. Trong số đó, có em vào Sài Gòn làm công nhân, có em lại tiếp tục gắn bó với nghề chài lưới trên sông như cha mẹ mình, không biết rồi tương lai về đâu.

Một gia đình 3 thế hệ với 5 con người sống chung trên chiếc thuyền này. Ảnh: Đức Chung.

Ông Nguyễn Văn Ninh, xóm trưởng xóm Tân Lam, xã Nam Lộc cho biết: “Những hộ dân sống ở đây hầu hết đều muốn lên bờ để ở, tuy nhiên do hiện giờ không có đất nên chỉ còn nhờ đến chính quyền các cấp quan tâm xem xét để có một khu định cư ổn định cho họ. Thực tế khu tái định cư đã có mà không biết tại sao từ năm 2006, khi bắt đầu thực hiện dự án di dân lên bờ đến nay vẫn dậm chân tại chỗ".

 

Về dự án này, ông Hoàng Nghĩa Hùng, Chủ tịch UBND xã Nam Lộc cho biết: “Thực tế là đã có khu đất được quy hoạch ở xã Nam Lộc rồi. Tuy nhiên từng ấy thời gian mà người dân vẫn chưa được lên bờ là vì nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ được phân theo từng năm, trong khi đó vùng quy hoạch lại là vùng đất đai cằn cỗi và phải nâng cấp mặt bằng cao hơn so với các vùng đất khác để tránh mưa lũ nên rất tốn kém, tiếp nữa là công tác đầu tư về xây dựng điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa để sinh hoạt”.

 

Ông Hùng cho biết thêm: "Năm 2010 cơ bản đã giải phóng xong mặt bằng, sắp tới chúng tôi sẽ tiến hành phân lô đất cho mỗi hộ dân, dự kiến trước mùa mưa bão năm nay làng chài Tân Lam sẽ lên bờ sinh sống. Tuy nhiên vấn đề nữa là người dân cần vốn để hỗ trợ xây nhà và sản xuất thì phải tính dần dần".

 

Trong khi chờ đợi được định cư, những người dân nghèo ở ngôi làng nhỏ này vẫn dập dềnh trên sóng nước, hơn bao giờ hết họ khao khát được lên bờ để ổn định cuộc sống. Có “an cư thì mới lạc nghiệp”, đó là niềm mong mỏi của 70 hộ dân nơi đây.

Theo VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Lênh đênh" kiếp mưu sinh trên dòng sông Lam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI