»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:51:17 AM (GMT+7)

Làng hoa Tết tan hoang sau lũ lịch sử Tin ảnh

(08:33:41 AM 30/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Trận lũ lịch sử quét qua làm các làng hoa phục vụ Tết ở huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đồng loạt héo rủ, chết khô và khiến hơn 1.000 hộ dân lâm cảnh trắng tay.


Hơn 95.000 chậu hoa cúc, hoa hồng ở làng hoa xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa bị chết khô đồng loạt khiến hơn 400 hộ dân trồng hoa phục vụ dịp Tết Nguyên đán trắng tay. Ông Lê Văn Tấn, phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp cho biết, lũ lịch sử đã gây thiệt hại gần 100% các vườn hoa phục vụ Tết của người dân ở các thôn Thế Bình, Hải Môn, Đồng Viên với tổng số tiền đầu tư trên 7 tỷ đồng. "Giờ họ không biết xoay xở thế nào để kiếm sống, nguy cơ người dân tái nghèo sau lũ là rất lớn", ông Tấn nói.


Vợ chồng chị Phan Thị Hồng Đức trồng 700 chậu hoa cúc, cất công chăm sóc suốt hơn 3 tháng thì lũ tràn về gây chết khô phải nhổ vứt đi. "Vụ hoa năm nay gia đình tôi vay 70 triệu đồng đầu tư trồng cúc đại đóa để bán vào dịp Tết Nguyên đán. Giờ thì trắng tay và lâm cảnh nợ nần", chị Đức than.

Tại các xã khác trong huyện Tư Nghĩa, người dân cũng phải đưa các chậu từ đồng về nhà đợi đến mùa hoa năm sau.
Mặc dù lũ đã qua hơn 2 tuần nhưng ngày 29/11,chị Lý ở thôn Đồng Viên, xã Nghĩa Hiệp mới ra vườn dọn dẹp vườn hoa tan hoang với nỗi lo nặng trĩu. "Mùa hoa tết năm trước mang về cho gia đình tôi khoảng 70 triệu đồng còn năm nay hoa tơi tả, chết rũ theo dòng nước lũ hết rồi", chị Lý mếu máo.

Những thanh tre che chắn cho các chậu hoa cúc được buộc thành bó mang về làm củi.
Hàng nghìn chậu hoa úp ngược nằm ngổn ngang khắp nơi trên đồng để nhường đất cho các loại cây rau màu ngắn ngày ở làng hoa Tư Nghĩa.
 
 Lưới vây chắn gió bên ruộng hoa mênh mông chết khô sau lũ lịch sử. Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư huyện ủy Tư Nghĩa cho biết, lũ đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho các làng hoa tại địa phương. Huyện đã kiến nghị tỉnh Quảng Ngãi xem xét mức hỗ trợ, khẩn cấp đưa giống rau màu ngắn ngày vào trồng để giúp người dân sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.


Dù được đặt cách mặt đất hơn 1m trên vùng gò cao, song những chậu hoa vẫn không thể thoát việc bị dòng lũ lịch sử nhấn chìm.
 
Hoa chết sau lũ, giờ đây một số hộ dân  tìm cách ươm những cây rau màu ngắn ngày như ớt, cải... trồng lại trong những chậu hoa để vớt vát phần nào thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Trí Tín- VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Làng hoa Tết tan hoang sau lũ lịch sử

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI