Lam lũ phận cút côi
(11:02:45 AM 21/09/2012)Cho một ước mơ giảng đường đại học
|
Nguyễn Thị Xuân Mãi lam lũ trong các lò hầm than chỉ để nuôi ước mơ bước vào giảng đường đại học - Ảnh: T.Xuân |
Đó là hai bạn Nguyễn Thị Xuân Mãi (ngành luật) và Trần Ngọc Sang (ngành bệnh học thủy sản), Trường ĐH Cần Thơ. Cả hai cùng quê ở Hậu Giang.
“Lọ lem” lò than
Đến xóm đường than (ấp Phú Tân A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành) hỏi tên Xuân Mãi ít ai biết, bởi người dân nơi đây quen gọi Mãi là... “con mắm”! Hỏi ra mới biết sau giờ học, cô học trò nghèo mồ côi mẹ thường tới các lò hầm than gần nhà chuyền củi, vác củi, xúc tro lò than kiếm tiền ăn học nên mặt mũi, áo quần thường lấm lem, nhem nhuốc.
Trước đây gia đình Mãi không đất sản xuất nên phải sống cảnh ăn nhờ ở đậu trên đất hàng xóm. Mẹ nội trợ, cha chăn vịt chạy đồng. Cuộc sống cơ hàn nhưng khá êm đềm. Từ khi người mẹ mất lúc Mãi tròn 10 tuổi, không lâu sau người cha cũng bỏ đi và có gia đình khác, bốn anh chị em Mãi rơi vào cảnh cút côi, sống lây lất nương nhờ nhà ngoại. Khổ nỗi nhà ngoại cũng nghèo, sống chủ yếu nhờ tiền trợ cấp cho người già 120.000 đồng/tháng và số tiền ít ỏi từ nghề làm cỏ mướn bấp bênh của người dì.
Thiếu cha mẹ, hai anh chị lớn của Mãi phải bỏ học sớm đi làm thuê. Phần mình, hằng ngày sau khi lội bộ hơn 10km từ trường về nhà, cô học trò nhỏ ăn vội chén cơm rồi lại khoác chiếc áo vá lỗ chỗ, lủi thủi đi mò cua, bắt ốc, rọc lá chuối, hái rau dại bán kiếm tiền ăn học. Từ năm học lớp 9 Mãi mới tìm được việc làm thêm tại các lò than gần nhà, kiếm 600.000-700.000 đồng/tháng.
“Công việc cực nhọc, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, nhưng nhờ nghề này mà em có điều kiện học hết lớp 12” - Mãi tâm sự. Nghĩ về đứa cháu quen chịu cực chịu khổ, bà Nguyễn Thanh Phúc - dì của Mãi - ứa nước mắt nói: “Nhiều lúc thấy con bé đi làm về chân tay rướm máu mà xót dạ. Hỏi mãi nó mới nói trong lúc ôm củi vào lò bị củi rơi xuống dập chân, rồi nó thường dùng tay cào than vụn mà mấy đầu ngón tay bị trầy xước, rỉ máu”.
Bà Phúc cũng cho biết để có đủ tiền đóng học phí năm đầu đại học, Mãi đã làm quần quật nhiều ngày liền ở các lò than. Trò chuyện với chúng tôi, Mãi trăn trở: “Em đang lo chưa tìm được việc làm nơi đất khách sẽ không có tiền chi tiêu, học hành. Sang năm thứ hai em phải chuyển xuống học tại cơ sở 2 ở Hòa An, Hậu Giang (một nơi khá heo hút và xa trung tâm TP Vị Thanh - PV) nên rất ít có cơ hội tìm việc làm”.
Tự nuôi mình và còn nuôi em
Chúng tôi gặp Trần Ngọc Sang (quê xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy) tại ký túc xá Trường ĐH Cần Thơ trong lúc chàng tân sinh viên đang ăn trưa với mì tôm độn rau muống. Bạn bè cho biết mấy tuần nay trưa nào Sang cũng hái rau muống dại mọc trong khuôn viên ký túc xá ăn với mì tôm.
Hỏi mãi Sang mới thú thật: “Sau khi đóng học phí trong túi còn chưa đầy 200.000 đồng, nên mọi chi tiêu phải hết sức tằn tiện, chờ cuối tháng lĩnh lương từ tiền làm thêm”.
Sang cho biết: “Em làm hai ca sáng - chiều ở nhà hàng, quán ăn. Từ khi nhập học phải “hi sinh” một ca làm ở quán ăn”. Tiền làm thêm một phần trang trải chuyện học hành, một phần Sang gửi về quê nuôi đứa em bệnh tật đang gửi nhờ người quen.
Mẹ mất cách đây bốn năm vì bạo bệnh. Người cha lầm lũi làm phụ hồ nuôi con. Ba năm sau ông cũng đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông. Cú sốc quá lớn khiến anh em Sang gần như ngã quỵ. Không còn cha mẹ, Sang là anh cả quán xuyến việc gia đình và nuôi em ăn học. Bà con chòm xóm thương tình đứng ra phụ chuyện cơm nước. Chính quyền xã cũng cấp dưỡng mỗi tháng 180.000 đồng cho hai anh em diện mồ côi. Phần mình, cậu học trò vừa theo đuổi việc học vừa tất tả chạy bàn ở quán cà phê buổi tối.
Đôi khi ngồi bó gối ngước nhìn bàn thờ cha mẹ, Sang lại rơi nước mắt vì tủi phận mồ côi. Nhưng nghĩ đến lời thầy cô, bạn bè động viên không thể bỏ học dù trong hoàn cảnh nào, Sang lấy đó làm động lực để vượt khó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)