Kon Tum: Trường mầm non không có nước
(20:52:32 PM 18/02/2012)“Ở đây hệ thống nhà vệ sinh thì đầy đủ, nhưng nước lại không có lấy một giọt. Phụ huynh phải tự mang nước tới trường để cho con mình sử dụng, nhưng có gia đình cũng không có nước để mà mang đi vì ở đây đang mùa khô hạn, nhiều nhà giếng không có nước, nên chúng tôi phải dùng thật tiết kiệm cho các bé”, cô Liên tâm sự.
Không chỉ khâu vệ sinh thiếu nước trầm trọng, mà việc nấu ăn bữa trưa và bữa xế cho các bé cũng không có lấy một giọt nước để dùng. Nên mỗi buổi sáng, 3 cô cấp dưỡng của trường phải mang mỗi chiếc can nhựa từ 20 lít trở lên thay nhau đến nhà dân để xin nước về nấu ăn cho các bé: “Mỗi ngày, chúng tôi phải chở gần 40 can nước như thế này mới đủ dùng cho việc nấu ăn”, một cô cấp dưỡng của trường cho biết.
Ái ngại nhất đó là khâu vệ sinh của 20 cô trong trường, do hầu hết các cô nhà đều cách trường hơn 10km, trong khi trường lại không có nước. Vì thế, mỗi lần đi vệ sinh, các cô phải tìm nơi vắng người ngoài rẫy mì để "giải quyết".
Tình trạng trên không chỉ diễn ra với Trường mầm non Sa Bình, mà còn diễn ra nhiều năm nay với Trường tiểu học cơ sở Nguyễn Bá Ngọc (nằm sát vách với Trường mầm non Sa Bình). Mặc dù trường vừa được xây dựng khu nhà vệ sinh khá khang trang, sạch sẽ nhưng lại được khóa im ỉm vì không có nước, đồng nghĩa với việc các em học sinh phải “lang thang” đi vệ sinh ngoài khu vườn bên cạnh trường.
“Ở đây các em chỉ đi tiểu, còn đi cầu thì không có chỗ đi. Vì không có nước, nếu làm nhà vệ sinh tạm cho các em đi cầu thì cũng không được, vì mùa khô gió to mùi hôi thối sẽ bốc lên không chịu được, nên trường không có chỗ cho các em đi cầu. Còn giáo viên muốn đi vệ sinh thì phải đi nhờ nhà vệ sinh của trạm y tế xã, hoặc đến nhà của một số hộ dân xung quanh để đi nhờ”, cô Dương Thị Hảo, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc ái ngại nói.
Khao khát có 1 cái giếng khoan
Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, khi mùa khô đến là tình trạng thiếu nước lại diễn ra với các thầy trò của 2 ngôi trường trên. Cô Hảo cho biết, mặc dù trường có 2 chiếc giếng đào sâu đến gần 20m, nhưng khi mùa khô đến là giếng khô cạn, phải nhờ vào “ơn trời”.
Cô Liên cho biết thêm: “Một số nhà dân bên cạnh có giếng tự đào nhưng giỏi lắm cũng chỉ đào sâu được 15 đến 20 mét là gặp đá bàn, sẽ không đào được nữa, vì vậy giếng ở đây rất ít nước, mùa khô thì không có nước. Mà công đào giếng cũng rất cao 1,2 triệu đến 1,5 triệu/m đất. Đào một cái giếng cũng hết mấy chục triệu tiền công chưa nói tiền bi giếng, nhưng mùa khô cũng không có nước”.
Không có nước dùng, một số nhà dân đã phải chung tiền bắt đường nước ở dưới sông lên để sinh hoạt, mặc cho việc vệ sinh không được đảm bảo, nhưng vì thiếu nước họ cũng không còn nguồn nước nào khác. “Chúng tôi xin người dân bắt đường ống dẫn nước từ gần sông lên để dùng vào việc vệ sinh tiêu tiểu, nhưng kinh phí để mua đường ống dẫn nước khá nhiều, vì phải mất vài trăm mét đường ống. Và người dân cũng yêu cầu trường phải đóng 150.000 đồng/ngày tiền điện, nên chúng tôi không có tiền để bắt nước chung với họ”, cô Liên than thở.
Vì đào giếng vừa tốn kinh phí, vừa không có nước vào mùa khô, cách duy nhất để có nước ở đây đó là khoan giếng. Nhưng để có một chiếc giếng khoan ít nhất cũng phải mất từ 100 triệu đồng trở lên, vì phải khoan sâu ở độ sâu gần 100m. Trong khi cả hai ngôi trường đều không có nguồn kinh phí nào.
Cô Liên cho biết, trước tình hình trên, cách đây hơn 1 tháng, trường đã họp các phụ huynh để bàn về chuyện đóng tiền khoan giếng, với kế hoạch gia đình nào có các cháu lớp chồi, lớp mầm… thì đóng 200 nghìn đồng, còn các cháu lớp lớn thì đóng 100 nghìn đồng. Nhưng do hoàn cảnh nhiều gia đình khó khăn, có nhiều phụ huynh là người dân tộc thiểu số, các gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông, giá mì năm nay lại thấp nên nhiều gia đình đã không đồng ý với việc đóng tiền.
Trong khi đó, Trường tiểu học Cơ sở Nguyễn Bá Ngọc cũng đã nhiều lần làm đơn trình lên Phòng Giáo dục huyện xin kinh phí xây giếng nhưng vẫn chưa thành.
Một chiếc giếng khoan cung cấp nước vào mùa khô cho các em học sinh là mong ước thống thiết nhất hiện nay của 2 ngôi trường này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)