»

Thứ bảy, 23/11/2024, 23:13:23 PM (GMT+7)

Không nhà sau lũ

(08:07:16 AM 08/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Cơn lũ lớn năm 2011 đổ về đã cuốn phăng đất đai, nhà cửa của hàng ngàn hộ dân ở tỉnh Đồng Tháp. Người dân mất nhà phải tìm đến người thân hoặc hàng xóm mượn đất cất chòi ở tạm chờ lũ rút.
Người dân ở xã An Phong, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) di dời nhà chạy sạt lở - Ảnh: Quang Vinh
 
Đi dọc sông Tiền thuộc huyện Tam Nông (Đồng Tháp) một ngày đầu tháng 11-2011, chúng tôi thấy nhiều hộ dân hối hả dỡ nhà chạy khỏi vùng sạt lở.
 
Đi khó, ở không xong
 
35 điểm có nguy cơ sạt lở cao
Hiện tại chỉ riêng khu vực sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp có tới 35 điểm có nguy cơ sạt lở cao, trong đó có các điểm sạt lở nguy cấp là: cù lao Long Phú Thuận (huyện Hồng Ngự), Tân Quới, Tân Bình (huyện Thanh Bình), Mỹ Xương, Bình Hàng Trung, Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) và xã An Hiệp (huyện Châu Thành). Hàng ngàn hộ dân ở các khu vực trên đang ngày đêm đối mặt với tình trạng sạt lở với tốc độ rất nhanh do mưa lũ.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhỏ ở ấp 3, xã An Phong, huyện Tam Nông cùng hàng chục người dân đã kịp chuyển tài sản lên lề quốc lộ 30 khi sạt lở đã ăn luồn vào sát sàn nhà. Ông Nhỏ cho biết hiện sáu người trong nhà ông (trong đó có bốn trẻ em) không còn nơi để ở nên phải ở tạm bên vệ đường.

Nhiều nhà dân ở cạnh nhà ông Nhỏ bị sạt lở mất hết đất nên cũng phải di dời lên quốc lộ. Một người dân cho biết muốn vào cụm tuyến dân cư lúc này không phải dễ vì phải chờ xét duyệt rất nhiêu khê, nên mọi người phải liên hệ với người thân ở các nơi để xin ở đậu.
 
Ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, cho biết toàn xã còn 150 hộ bắt buộc phải di dời khỏi vùng sạt lở nhưng người dân chưa có đất để cất nhà. Ngoài ra, còn có 365 hộ khác cần phải di dời vì ở cận kề vành đai sạt lở.
 
Tuyến dân cư vượt lũ của địa phương đã có kế hoạch xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa làm nên xã đã chuẩn bị sẵn phương án cho người dân ở tạm tại nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, trường học... Tuy nhiên đa số người dân đã tự thu xếp ở tạm nhà người quen, chờ khi nào tuyến dân cư xong thì vào ở.
 
Ở cù lao xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự cũng có hàng chục hộ dân đang tháo dỡ nhà cửa và di dời mồ mả ông bà vì sạt lở đã đến sát nền nhà. Ông Nguyễn Văn Hiền ở ấp Long Hòa cho biết ông không nhớ đây là lần di dời thứ mấy vì cứ vài năm lại phải chuyển nhà một lần vì sạt lở. Ông Hiền rầu rĩ nói: “Đất đai vườn tược của tui đã chìm hết xuống sông rồi. Bây giờ chỉ mong có được cái nền nhà để cất tạm căn chòi ở mà cũng không có. Tuyến dân cư xã Long Thuận đã hết đất, giờ muốn đi cũng khó mà ở kế bên bờ sông sạt lở cũng không được nữa”.
 
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, phó chủ tịch UBND xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, cho biết toàn xã có 453 hộ có nguy cơ bị sạt lở uy hiếp, nhưng chỉ bố trí được 4-8 hộ vào tuyến dân cư. Còn 45 hộ cần chỗ ở nhưng không còn nền nhà để bố trí. Chính quyền địa phương đang bàn với UBND huyện Hồng Ngự đưa những hộ này sang tuyến dân cư của xã Phú Thuận B gần đó.
 
Hơn 2.000 hộ dân có nguy cơ mất nhà
 
Ông Nguyễn Hữu Hạnh cho biết theo dự báo sạt lở ở dọc 5km bờ sông Tiền trong xã Long Thuận sẽ dữ dội hơn khi lũ rút. Trong vùng hiện vẫn còn khoảng 600 hộ dân buộc phải di dời. Trước tình hình này, xã đã kiến nghị tỉnh đầu tư xây dựng thêm tuyến dân cư kết hợp với giao thông nhưng chưa được thực hiện. Trước đó, năm 2007 xã Long Thuận đã được trung ương đầu tư 70 tỉ đồng xây dựng hai tuyến dân cư và cũng bố trí hết 1.545 nền nhà cho người dân bị sạt lở đất đến ở.
 
Ông Nguyễn Văn Dương, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết toàn tỉnh có trên 2.000 hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở chưa có nền nhà để cất nhà ở an toàn. Trước tình hình này, tỉnh đã kiến nghị xin trung ương hỗ trợ kinh phí khoảng 200 tỉ đồng để xây thêm bốn tuyến dân cư ở các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Châu Thành và Cao Lãnh. Tuy nhiên nếu có kinh phí thì sớm lắm cũng phải đến năm sau mới có thể xây dựng xong và bố trí dân vào ở được.
 
Theo ông Dương, trước mắt địa phương vận động người dân bị mất nhà, mất đất do sạt lở liên hệ người thân hoặc người quen ở gần cho ở đậu tạm thời. Khi đó, chính quyền địa phương sẽ làm giấy xác nhận việc mượn đất cất nhà để tránh những tranh chấp sau này.
Q.VINH - T.TÚ (Tuổi trẻ)
Từ khóa liên quan: Không nhà, sau lũ, thiên tai
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không nhà sau lũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI