Khổ vì thiếu nước sạch
(08:49:54 AM 16/02/2015)Ông Phần cho biết từ nhiều năm nay, 85 hộ dân với gần 400 nhân khẩu ở bản Khe Ngát, thị trấn Nông trường Việt Trung (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) phải lên rừng gánh nước suối về nấu ăn, còn tắm giặt thì dùng tạm nước ao hồ. Vào mùa nắng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên 41-42 độ C, các khe suối khô cạn, nhiều người chung tiền để đào giếng nhưng giếng đào cũng không có nước. “Vài ngày, giếng rỉ ra được tí nước, chỉ đủ để vo gạo. Còn các con suối mà dân bản thường sử dụng cũng không an toàn vì gần các vườn cao su của thị trấn, có nhiều loại hóa chất, thuốc trừ sâu thải ra. Đã có khoảng 20 người dân của bản Khe Ngát chết vì ung thư và hàng chục người mắc chứng bệnh về đường ruột” - bà Hồ Thị Nung nói.
Bể lọc nước được xây dựng ở xa khu dân cư nên người dân không sử dụng
Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2006, Ban Dân tộc miền núi tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây dựng 2 bể chứa nước sạch với tổng kinh phí gần 1 tỉ đồng. Thế nhưng, 2 bể nước sạch trên được xây dựng xa khu vực dân bản sinh sống; muốn sử dụng, bà con phải cuốc bộ xuống núi, địa hình lại đồi dốc nên người dân thấy cực, không dùng nữa. Sau một thời gian bỏ hoang, bể chứa nước sạch xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống ống dẫn bị hoen gỉ, một số đoạn đứt gãy, nước dẫn về có mùi hôi. Người dân nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ đào giếng khoan tại khu vực dân cư để người dân dễ dàng tiếp cận nước sạch nhưng chưa được giải quyết.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Việt Trung, cho biết chính quyền đang xem xét lấy nguồn kinh phí tôn tạo công trình nước sạch để đào vài giếng khoan ở ngay trung tâm của bản, đáp ứng nguyện vọng của người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.