Khổ mấy cũng không bỏ nghề quét rác
(10:09:54 AM 26/01/2013)
Lớn lên không nhớ nổi mặt cha, một mình mẹ phải gieo neo lắm mới nuôi được hai chị em tôi ăn học. Mẹ vừa quét rác ở chợ Tổng theo ca, vừa rửa bát thuê cho các quán ăn để nhặt nhạnh từng đồng bạc lẻ. Thương mẹ, dù thiếu thốn hơn bạn bè cùng trang lứa nhưng chị em tôi luôn học tốt. Tôi đậu Đại học Công đoàn trong niềm vui khôn tả của mẹ...
Chị Hà làm nhiệm vụ. |
Nhưng cuộc đời mấy ai học được chữ ngờ. Khi tôi lên năm thứ hai đại học thì mẹ lâm bệnh nặng rồi mất. Gia cảnh khó khăn, tôi chỉ còn cách từ bỏ ước mơ giảng đường để về lo cho em trai tiếp tục được đi học. Và như một định mệnh, không một công việc nào tiếp nhận tôi trừ nghề lao công. Những ngày đầu tiên cầm chổi đối với một cô gái tuổi 20 thật khó khăn...
Có một kỷ niệm đến giờ tôi vẫn nhớ mãi, đó là hồi mới đi làm, tôi đang dọn vệ sinh ở cổng rạp chiếu phim thành phố thì nhìn thấy cậu bạn học cùng lớp thời phổ thông đi xem phim với người yêu. Theo thói quen, tôi cất tiếng gọi nhưng cậu ta hình như không nghe thấy.
Hôm sau, cậu bạn ấy tìm gặp riêng và bảo thẳng rằng, từ sau khi tôi đang quét đường thì đừng gọi cậu ấy. Định trả lời cậu ta nhưng cổ họng tôi nghẹn đắng. Sau lần ấy, nhiều khi tôi muốn nghỉ việc, nhưng đồng nghiệp động viên, rồi nghĩ đến đôi mắt của mẹ phút chia xa, nghĩ đến cậu em trai ham học, tôi gắng gượng. Và cũng từ đó trở đi, tôi rèn cho mình thói quen hễ cầm chổi, đẩy xe ra đường thì chỉ thấy rác chứ không nhìn người...
Năm nay đã ngoài 30 tuổi, nhưng tôi vẫn sống một mình. Em trai đã tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định tại thủ đô, có gia đình riêng, dù rất thương chị nhưng thỉnh thoảng mới ghé về thăm được. Bạn bè cùng tổ thường đùa vui rằng, phụ nữ chưa chồng mà muốn trở thành "hiệp sĩ rác" phải chấp nhận ế 60%, bởi thật khó có người con trai nào chịu chấp nhận cảnh cô gái của mình suốt đêm lụi cụi ngoài đường, áo quần sực mùi rác.
Hiểu được điều ấy vậy mà mỗi khi vô tình nhìn thấy bạn bè đầm ấm bên gia đình con cái, lòng tôi vẫn buồn tê tái... Tôi luôn hy vọng, một ngày không xa hạnh phúc sẽ đến gõ cửa cuộc sống của mình, dù tôi tự nhủ khổ mấy cũng không bỏ nghề...
Chị Phan Thị Hà - Đội 3, Công ty Vệ sinh Môi trường, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.