»

Thứ bảy, 22/02/2025, 16:23:26 PM (GMT+7)

“Hoa trạng nguyên” bại liệt Tin mới nhất

(11:10:33 AM 15/10/2011)
(Tin Môi Trường) - Hoàng Thị An, một cô gái bị bại liệt từ nhỏ, nhưng bằng một nghị lực phi thường, em đã vươn lên và giành được những thành tích học tập đáng nể, vừa nhận được giải thưởng Hoa trạng nguyên 2011. Đáng xúc động là cô em gái Hoàng Thị Loan- người em, người bạn thân thiết và cũng là đôi chân của người chị trong suốt những năm đi học.

 Tuổi  thơ bất hạnh

 

 Chị Hương và con gái Hoàng Thị An

 

Một ngày giữa tháng 10/ 2011, chúng tôi tìm đến nhà em An ở Ấp 1 xã Suối Trầu- một xã vùng sâu vùng xa của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Nhà em nằm giữa những nông trường cao su bạt ngàn và vắng bóng người qua lại.

 

 “Có phải bé An bại liệt con gái nhà Hương Tình không?”, đó là câu trả lời mà chúng tôi nhận được khi hỏi về cô bé, kể cả những người ở cách xa nhà em tới 6, 7 km. Tất cả mọi người đều nhiệt tình hướng dẫn đường cho chúng tôi đến tận nhà em mà không quên nói thêm: “ Cô bé đó bại liệt mà học giỏi nhất xã này đó”.
Ông Hoàng Tình và bà Bùi Thị Hương vào Đồng Nai lập nghiệp từ những năm 1978 , cả hai ông bà đều làm nghề nông, thu nhập chính là từ cây cà phê và cao su, gia cảnh cũng không có gì khá giả. Bất hạnh thay, 6 người con gái mà ông bà sinh ra thì hai người bị bại liệt từ nhỏ, đó là Thu – cô con gái đầu và An - đứa thứ tư.
Chị Bùi Thị Hương, mẹ của An bùi ngùi nhớ lại: “Cháu An từ nhỏ đã đau bệnh nhiều, cơ thể ốm yếu lắm. Tuổi thơ của cháu gắn liền với bệnh viện và những mũi thuốc. Tuy nhiên, đi khám rất nhiều nơi mà không biết chính xác nguyên nhân của bệnh. Nơi thì chuẩn đoán cháu bị nhiễm chất độc màu da cam, nơi thì nói là do sốt bại liệt… chúng tôi cũng chẳng biết làm sao, cứ nghe nơi nào chữa trị hay liền tìm tới, nhưng cuối cùng đành bất lực…”
Ngay từ nhỏ, mọi sinh hoạt của em đều phải nhờ vào người khác. Tuy tay vẫn có thể hoạt động bình thường nhưng vì đôi chân teo tóp và cột sống bị vẹo nên An chỉ có thể ngồi một chỗ. Tưởng rằng An sẽ phải đầu hàng số phận, nhưng nghị lực phi thường và lòng ham học giúp cô bé viết nên một câu chuyện như cổ tích.
Một nghị lực phi thường
Lên 7 tuổi, thấy chúng bạn hằng ngày tíu tít đến trường, An cũng xin bố mẹ cho đi học. Tuy còn nhiều e ngại nhưng vì thương con anh chị đành đồng ý. Vậy là hàng ngày, hai anh chị thay nhau chở con trên chiếc xe đạp cà tàng, vượt mấy cây số đường đất lầy lội đưa con đến trường. Và An đã không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ.
Suốt những năm đi học, An đã đạt được những thành tích vô cùng đáng nể. Những phần thưởng cho học sinh xuất sắc cứ đều đặn được trao cho cô học trò khuyết tật. Em trở thành học sinh giỏi nhất toàn trường. Đợt thi tốt nghiệp vừa qua, An cũng giành danh hiệu thủ khoa với số điểm trung bình mỗi môn là 9. “Không có điều kiện đi học thêm đối với em không phải là thiệt thòi. Về cách học của em cũng đơn giản lắm. Lên lớp cố gắng nghe cô giảng bài, còn về nhà tự học thêm, củng cố lại những kiến thức đã học thôi” An khiêm tốn chia sẻ.
Thấy con học giỏi, chị Hương cũng rất vui mừng. “Vợ chồng tôi chỉ học hết lớp 4, lớp 5, đâu có chỉ bảo cho cháu được gì? Mà cháu cũng siêng học, nhiều đêm đốt đèn tới 3, 4 giờ sáng để ôn lại bài. Tôi suốt ruột lắm, chỉ lo cháu ngã bệnh thì lại khổ” chị Hương bùi ngùi nói. Thương con vất vả, nhiều lần chị đã khuyên An nghỉ học ở nhà để dưỡng sức, nhưng em nhất định không chịu. Năm lớp 6, bệnh viêm phổi và những cơn đau tim hành hạ khiến An gần như kiệt sức. Vì vậy em phải nghỉ học một thời gian để chữa bệnh. Anh chị cũng mừng thầm, vì nghĩ em sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, dưỡng bệnh. Tuy nhiên, ở nhà chưa được một năm, An lại đòi đi học “Cháu bảo ở nhà buồn và nhớ lớp, nhớ trường lắm. Vậy là vợ chồng tôi lại phải xin cho cháu đi học lại, mặc dù trong thâm tâm không muốn vì sợ cháu vất vả” Chị Hương nhớ lại.
Ngoài việc học giỏi, An còn trở thành cô giáo cho những đứa em ở nhà và cả những bạn bè hàng xóm. Nhờ vậy, sự chỉ bảo của An, hai cô con út của gia đình cũng đã đạt được những thành tích học tập tốt. Ở lớp, An rất hòa đồng và thường giúp đỡ các bạn trong việc học hành. Nhờ vậy, em được các bạn cùng lớp quý mến. “Em vẫn có thể chơi nhảy dây cùng các bạn. Không nhảy được mà em chỉ vung dây thôi anh ạ. Nhưng cũng thấy vui lắm rồi” An tự hào kể.
Chị, em và bạn bè

 Hàng ngày Loan đều bế chị An đi học 

 

Những thành tích mà An đạt được là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người như bố mẹ, thầy cô, bạn bè và đặc biệt là cô em gái Hoàng Thị Loan. Loan là em, người bạn thân thiết và cũng là đôi chân của người chị trong suốt những năm đi học. Cô bé có nước da ngăm đen và khuôn mặt to tròn  này đã giúp đỡ chị rất nhiều trong việc học hành và sinh hoạt.  

 

Mỗi sáng, Loan bế chị ra xe bus đến trường, rồi lại bế chị vào lớp. Trên trường, mỗi khi An có việc cần nhờ là em luôn có mặt, mặc dù hai chị em học khác lớp. Tại buổi lễ trao giải Hoa trạng nguyên cho các học sinh, sinh viên xuất sắc nhất khu vực miền Nam vừa tổ chức ở Long An, Hoàng Thi Loan- cô em gái kế của An-   đã nhận được hàng nghìn ánh mắt ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến cô bế người chị bại liệt lên sân khấu nhận giải thưởng.

 

Loan bùi ngùi “ Em thương chị thôi”- câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao nghĩa tình. Đúng là chỉ có tình thương mới giúp cô gái có thân hình nhỏ nhắn này vượt qua mọi rào cản, không ngại khó, ngại khổ để giúp đỡ người chị của mình. Chia sẻ với chúng tôi, Loan thật thà nhận xét: “Chị An nặng có 30 kg thôi, , nhưng cơ thể của chị không tự điều khiển được, lại mềm oặt, nên rất khó bế. Chỉ có người quen tay như em mới làm được”.

 

Năm nay, Hoàng Thị An không thi đại học, em cũng không xét truyển vào một Trường ĐH nào dù được ưu tiên tuyển thẳng. Loan tâm sự với chúng tôi: “Em và chị An đã bàn tính kỹ với bố mẹ rồi. Năm nay chị An sẽ không thi đại học mà chờ em 1 năm rồi cả hai sẽ thi chung một ngành, một trường để em có thể tiếp tục chăm sóc cho chị”.

 

Khi được hỏi về ước mơ trong tương lai, An tủm tỉm: “Sang năm, em với Loan sẽ cùng thi vào khoa Tài chính ngân hàng của trường Đại học kinh tế TP.HCM. Em mong muốn ra trường có một việc làm ổn định để có thể sống tự lập, không còn là gánh nặng của gia đình nữa”.

Lê Ngọc Khanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Hoa trạng nguyên” bại liệt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI